Tìm hiểu về loài cây bạch hạc

Tìm hiểu về loài cây bạch hạc

Tìm hiểu về loài cây bạch hạc

Hotline: 093 630 3179 - 093 630 3179 - 093 630 3179

Bạch hạc

Tìm hiểu về loài cây bạch hạc

Cây bạch hạc hay còn có tên gọi là cây kiến cò hoặc cây lác, cây có tên khoa học là Rhinacanthus nasutus, thuộc họ thực vật Acanthaceae (họ Ô Rô), cây thường mọc dại ở các vùng nông thôn. Đây là loại cây có sức sống tốt, được người dân sử dụng làm bài thuốc chữa bệnh xương khớp.

Đặc điểm hình thái của cây:

- Cây cao khoảng 1,5m, thân mọc thẳng đứng, có nhiều cành nhánh.

- Lá mọc đối có cuống, phiến lá hình trứng thuôn dài, phía cuống tù, đầu nhọn, dài 2 - 9cm, rộng 1 - 3cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn.

- Cây có hoa nhỏ, màu trắng, hơi điểm hồng, mọc thành xim nhiều hoa, có cuống, ở đầu cành hay đầu thân.

- Qủa của cây là quả nang, phia dưới dẹt không chứa hạt, phía trên chứa 4 hạt, có khi chỉ có 2 hạt, hạt hình trứng hai mặt lồi.

Thành phần hóa học của cây:

Từ năm 1881, Liborius đã nghiên cứu thấy trong rẽ cây này có 1,87% chất gần giống axit cryzophanic và axit trangulic. Tác giả cho đó là hoạt chất của cây và gọi là rinacantin (theo Pharm. Zeitcho. fur Russl.). Đây là một chất màu đỏ anh đào, không mùi, không vị, tan trong cồn và dung dịch kiềm. Khi đun sôi với axit clohydric không cho glucoza.

Phương pháp trị bệnh từ cây bạch hạc:

- Chữa cao huyết áp, phong thấp, nhức gân, tê bại: mỗi ngày uống từ 10 - 15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô ngâm trong rượu, giấm để uống dần.

- Chữa lao phổi: lấy thân và là bạch hạc khoảng 20g, sắc nước, cho thêm đường uống hằng ngày.

- Chữa eczema, hắc lào, lang ben: rễ cây bạch hạc 50g, thái nhỏ, giã nát, cồn etylic 70 độ 100ml, ngâm rễ cây đã được giã nát trong vòng 1 - 2 tuần, sau đó lọc qua vải xô, lấy dịch thuốc bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben ngày 2 lần đến khi khỏi.

- Đau thần kinh tọa do lạnh: rễ cây bạch hạc 8g, rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục 12g, cẩu tích 16g, ngải cứu 8g, vỏ quýt 8g, rễ cỏ xước 12g, sắc thành 1 thang, phương pháp này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, giảm đau. Uống liền 10 - 15 thang.

- Chữa ghẻ: rễ, cành, lá bạch hạc 20, rễ cây muồng trâu 20g, rượu trắng 45 độ 100ml, các vị thuốc cắt ngắn, giã dập, ngâm rượu trong 1 tuần. Lấy tăm bông tẩm rượu thuốc bôi lên chỗ ghẻ ngày 2 lần.

Mọi người có thể tìm kiếm loại cây này trong thiên nhiên và đem về chế biến thành những bài thuốc phục vụ cho việc chữa bệnh, nếu không có điều kiện thì có thể mua tại các cơ sở đông y. Tuy nhiên hiện nay tình trạng bán các loại thuốc này diễn ra tràn lan, rất khó để có thể đánh giá được sự chính xác của sản phẩm mình mua nên các bạn phải lưu ý kĩ trước khi mua.

 

LIÊN HỆ TƯ VẤN
093 630 3179 - 093 630 3179 - 093 630 3179
canhquanphuongtrung@gmail.com

Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại

Chia sẻ:
Sản phẩm khác
Copyrights © 2017-2021 CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG. CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG toàn quyền.
093 630 3179