Tìm hiểu về cây tai tượng đuôi chồn

Tìm hiểu về cây tai tượng đuôi chồn

Tìm hiểu về cây tai tượng đuôi chồn

Hotline: 093 630 3179 - 093 630 3179 - 093 630 3179

Tai tượng đuôi chồn

Tìm hiểu về cây tai tượng đuôi chồn

Cây tai tượng đuôi chồn có tên khoa học là Acalypha hispida, về nguồn gốc xuất xứ thật sự thì chẳng ai biết. Nó có thể có nguồn gốc ở malaysia, bao gồm các bán đảo malai, Nouvelle Guine, và quần đảo Bismarck, nó được du nhập vào nước ta ở các vùng nhiệt đới và được tích hóa trong châu Phi, chậu Mỹ và châu Á. Nó được trồng như một cây cảnh cho những đuôi chồn trang hoàng màu đỏ đẹp, được sử dụng như một dược thảo ở vùng Đông Nam Á.

Đặc điểm hình thái của cây:

- Là một dạng cây bụi, thân tròn và phân nhánh nhiều, cao từ 1 - 1.15m, có vỏ màu nâu khi còn non, cây đơn phái biệt chu (hoa đực và hoa cái khác thân nhau)

- Lá cây tai tượng có hình phiến xoan, bầu dục, hay hình thoi, hình trứng, dài từ 8 - 15cm, có gai nhọn ở đỉnh nhưng không tồn tại lâu. Bìa lá có răng cưa, tròn hay hình nêm ở đáy lá, có ít lông ở mặt dưới và nhất là đều nhau ở gân, gân gồm có khoảng 57 gân lá từ đáy lên, có sự sắp xếp rất rõ với những gân chính, gân phụ và những gân mạng, cuống lá dài 2 - 3cm có lông, lá bẹ 67mm, hình mũi giáo, có ít lông.

- Phát hoa mọc ở nách lá, có dạng đuôi chồn, màu đỏ tươi và rũ xuống. Ở hoa cái có từ 3 - 5 phát hoa ở nách lá. Đài hoa dạng tam giác hình trứng, nhọn có lông. Ở bầu noãn có đường kính 1mm, 3 thùy với hình cầu nhỏ, rậm những lông, vòi nhụy kết lại như cây chổi 57mm dài, rời ở bên dưới màu đỏ tươi. Những nhụy cái tăng trưởng phát triển suốt năm miễn là có điều kiện nhiệt độ thuận lợi

- Trái của tai tượng đuôi chồn có hình tròn, nhỏ, có lông, màu xanh đậm. Hạt có màu trắng, bẩn.

Theo Đông y, cây tai tượng có nhiều tác dụng khác nhau tùy thuộc bộ phần dùng làm thuốc. Rễ tai tượng có vị ngọt, hơi cay, tính hàn, có tác dụng tiêu tích trệ, khu phong, lợi thấp, được dùng chữa phong thấp, đau nhức, trừ giun đũa, Lá có vị đắng, cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, sát trùng, được dùng chữa táo bón, ghẻ, tê thấp, đau nhức. Hoa và cành có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa bệnh ngoài da…

Một số bài thuốc Nam thường dùng trong dân gian:

- Chữa ghê: lá cây tai tượng đỏ 150g, lá xoan 50g, rau sam 50g. Nấu nước tắm ngày 1 lần, liên tục trong 5 - 7 ngày, có thể sắc đặc dùng để bôi lên vết thương.

- Chữa mụn nhọt: hoa tai tượng 12g, bồ công anh 20g, sài đất 12g, kim ngân hoa 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

- Chữa táo bón: hoa tai tượng 5g, rau diếp cá 20g, vừng đen 20g, sắc uống ngày một thang.

- Chữa thấp khớp: rễ tai tượng đỏ 5g, dây đau xương, rễ cỏ xước, rễ bạch xà, tang ký sinh mỗi thứ  12g, sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần, uống liên tục trong 15 - 20 ngày.

Với những công dụng mà tai tượng đuôi chồn mang lại, hãy tậu ngay cho mình một vài cây đi nào. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0974.222.759 (Ms.Phương) để được tư vấn và hỗ trợ mọi lúc.

 
LIÊN HỆ TƯ VẤN
093 630 3179 - 093 630 3179 - 093 630 3179
canhquanphuongtrung@gmail.com

Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại

Chia sẻ:
Sản phẩm khác
Copyrights © 2017-2021 CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG. CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG toàn quyền.
093 630 3179