Top 10 loại cây văn phòng xanh đẹp hợp phong thủy
Vào những ngày đầu của năm mới, chúng ta lại có dịp sắp xếp là nhà cửa, văn phòng làm việc, và đặc biệt là sẽ bố trí lại không gian sống làm sao cho mọi điều may mắn và tài lộc sẽ đến với họ trong năm nay.
Trong đó, việc bố trí cây xanh trong văn phòng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần tăng cường sinh khí cho không gian làm việc, lại phủ xanh, làm đẹp, giảm áp lực cho không gian của chúng ta.
Cây cảnh sẽ lọc không khí theo 2 cách, cả về vật lý và hóa học. Về mặt vật lý, cây xanh lọc không khí bằng cách thu hút bụi. Bạn sẽ thấy bụi bám trên lá cây cũng tương đương với bụi bám trên các vật thể khác trong nhà. Bạn chỉ cần rửa sạch lá để chúng lại có chỗ thu hút bụi tiếp, làm giảm bụi bẩn trong không khí.
Còn về mặt hóa học, các đồ vật trong nhà như máy tính, nhựa, cao su, sơn, bất cứ thứ gì làm từ chất liệu tổng hợp đều phân hủy theo thời gian và giải phóng khí độc như benzen và formaldehyde, chúng ta sau đó sẽ hít khí độc đó vào người.
Xét theo khía cạnh phong thủy, việc trồng cây trong nhà còn có tác dụng đem đến sự may mắn, sức khỏe, tài lộc và hạnh phúc ấm no đến với mọi người.
Để không làm các bạn suy nghĩ nhiều, cảnh quan Phương Trung đã lọc ra những loại cây xanh văn phòng vừa xanh đẹp, vừa hợp phong thủy, các bạn hãy tham khảo nhé.
1. Vạn niên thanh
Cây Vạn niên thanh có nguồn gốc xuất xứ từ Colombia, Brazil, cây có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena, thuộc họ thực vật Araceae (họ Ráy) có hoa.
Rất nhiều người thắc mắc có nhiều loại Vạn niên thanh khác nhau, từ đó chọn sai loại cây. Thì thực ra, cây Trầu bà cũng được gọi với cái tên Vạn niên thanh, nhưng chính xác hơn thì nó là Vạn niên thanh leo, còn loại Vạn niên thanh chúng tôi muốn nói đến ở đây là loại Vạn niên thanh dạng thân.
Loài cây Vạn niên thanh sống lâu năm và rất xanh tốt, vào mùa Đông thì lá không bị héo úa, bởi vì thế mà đây là loại cây được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.
Cây có thể thanh lọc không khí khử bớt các khí độc sinh ra từ hiệu ứng nhà kính hoặc do sử dụng điều hòa lâu ngày, mang đến một không gian sống thoáng mát, trong lành, là một liều thuốc tinh thần giúp mọi người có cảm giác thoải mái, dễ chịu và tăng cao hiệu quả năng suất công việc.
Một điều lưu ý ở loại cây này là nhựa cây sẽ gây ngứa, nếu ăn phải thì sẽ bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng, trẻ em nếu không may hái phải lá này hoặc ăn sẽ bị ngộ độc.
2. Thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan có nguồn gốc từ Tây Phi, tên khoa học của cây là Dracaena fragranas, thuộc họ Dracaenaceae, ngoài ra cây còn có tên gọi khác là cây phát tài, cây phất dụ thơm.
Loài cây này là cây thân gỗ, khi bị cắt hoặc cưa sẽ đâm chồi và nhánh quanh vị trí bị cắt.
Cây không chỉ có hương sắt ngạt ngào, mà còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, có thể lọc bỏ được các độc tố gây ô nhiễm không khí, hấp thụ monooxide de carbon rất hiệu quả, hút được benzene, toluene formallhelyde, mang đến nguồn không khí trong lành và sức khỏe cho mọi người.
Xét về ngũ hành phong thủy, cây thiết mộc lan là đại diện cho hành mộc, đất đại diện cho hành thổ, nước và chất dinh dưỡng là hành thủy, chậu đất nung là hành hỏa, chậu bằng kính hoặc kim loại và hành kim. Như vậy, cây thiết mộc lan hội tụ đủ 5 yếu tố ngũ hành nên tính phong thủy của loài cây này rất tốt. Cây biểu trưng cho sự phát đạt, phú quý, và là tiêu chuẩn phấn đấu của mọi gia đình.
3. Cây kim tiền
Cây kim tiền có tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia, là một loài cây thuộc vùng nhiệt đới lâu năm, có nguồn gốc từ miền Đông châu Phi.
Cây thường có tuổi thọ từ 2 - 3 năm, trong thời gian đó nếu chăm sóc tốt cho cây thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển rất nhiều cành nhánh và cây con, là một lựa chọn số một cho các phòng khách, phòng hội họp, văn phòng công sở, nhà hàng, khách sạn hoặc làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương.
Về mặt phong thủy, thực ra cây kim tiền phù hợp với tất cả các mệnh, tuy nhiên cách sử dụng lại có một chút khác nhau:
+ Nếu là người mệnh Hỏa, mệnh Mộc, thì đây là loài cây phù hợp nhất, vì cây thuộc hành Mộc, Mộc thì sinh Hỏa, vì vậy những người thuộc mệnh ày có thể lựa chọn bất kỳ loại cây kim tiền nào.
+ Còn nếu bạn là người mệnh Thủy, bạn nên sử dụng cây kim tiền dạng thủy sinh hoặc chậu có màu trắng và có trang trí thêm vài viên sỏi trắng, vì thủy là nước, hoặc màu trắng là kim, mà kim thì sinh thủy.
4. Cây lưỡi hổ
Ngoài cái tên lưỡi hổ, cây còn có tên gọi khac là cây Hổ Vĩ, Hổ thiệt, Lưỡi cọp, đây là một loài cây có sức sống mãnh liệt và bền bỉ, có thể chịu được nóng, hạn hán và có khả năng phát triển tốt trong môi trường trong nhà, văn phòng.
Cây lưỡi hổ được xếp vào một trong những loại cây cảnh nội thất có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ các chất gây ô nhiễm, những độc tố gây ung thư như Nitrogen oxide và formaldehyde, giúp cho văn phòng trở nên trong sạch hơn và làm cải thiện không gian sống một cách hiệu quả.
Không những thế cây lưỡi hổ còn sử dụng axit crassuacean, thông qua quá trình trao đổi chất, hấp thụ C02 và tăng lượng oxy vào ban đêm, do đó cây đặc biệt thích hợp đặt nơi phòng ngủ, tăng cường chất lượng không khí cho bạn có một giấc ngủ ngon lành vào ban đêm.
Về mặt Đông y, cây còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, được sử dụng nhiều trong việc chăm sóc da mặt mụn, mặt khác còn giúp cầm máu, mát màu, hỗ trợ điều trị các chứng ho ra máu, giúp nhuận tràng, đại tiểu tiện, tiêu hóa tốt.
Còn về mặt phong thủy, cây có tác dụng xua đuổi tà mà chống lại sự bỏ bùa, cây thể hiện ý nghĩa cầu chúc sự may mắn, phát tài phát lộc.
5. Cây phú quý
Cây phú quý có tên khoa học là Aglaonema, có nguồn gốc từ Indonesia, cây được nhà thực vật học Gregori tạo ra bằng phương pháp lai tạo năm 1982, bằng cách này, ông đã chuyển đổi màu xanh tự nhiên của lá sang màu sắc đỏ hồng.
Cây phú quý mang ý nghĩa của sự giàu có và ý thức cầu tiến trong cuộc sống. Cây có thể được trồng trong đất hoặc thủy canh đều được, thích hợp làm cây trang trí nội thất tạo sinh cảnh.
6. Cây Bạch Mã hoàng tử
Cây Bạch Mã hoàng tử có tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum, là một loài cây thuộc họ Ráy, xuất xứ từ châu Á và cả những vùng địa danh với khí hậu Nhiệt đới, đặc biệt là Nhiệt đới ẩm, nên rất phổ biến và được trồng rộng rãi ở Việt Nam.
Loài cây này có khả năng phát triển rất tốt cả ở trong nhà và ngoài trời, ngày nay chúng được dùng phổ biến trong nhà làm cây trang trí và cây phong thủy.
Xét về mặt phong thủy, cây bạch mã hoàng tử tượng trưng cho sự quyền quý, cao sang, như một chàng hoàng tử phong độ, lịch lãm, có khí chất vương giả.
Điều đặc biệt ở loài cây này là không hề gây xung khắc hay tiêu cực gì cho những bản mệnh, lại phù hợp với mọi lứa tuổi nên rất được ưa dùng. Với chiều cao và chiều dài của tán lá khá là khiêm tốn, nhỏ gọn, cây thích hợp trồng làm cây trang trí trong nhà, bàn làm việc, trong văn phòng hoặc trưng bày trước sảnh nhà, mọi nơi đều mang ý nghĩa trang trí rất tuyệt vời.
7. Cây Phong lộc hoa
Cây phong lộc hoa hay còn được gọi là cây Phong lộc, Phúc lộc hoa, Phước lộc hoa, Hoa dứa thái, Dứa cảnh nến, Nến cảnh, tên khoa học của loài cây này là Bromeliad.
Cây có hình cây nến, nở liên tục tạo cho cây một nét đặc trưng riêng. Trong phong thủy, cây phong lộc hoa rất thích hợp với những người tuổi Sửu, nó giúp đem lại sự may mắn, tài lộc và niềm vui, giúp làm vượng khí, hài hòa phong thủ.
Cây thường được trưng bày ở bàn làm việc, văn phòng, nhất là những người mạng Hỏa và mạng Kim.
8. Cây Kim ngân
Cây Kim ngân hay còn được gọi là cây thắt bím, cây bím tóc, cây có tên khoa học là Pachira aquatica, có nguồn gốc từ Mexico, Brazill, Nam Mỹ và đầm lầy Trung Mỹ.
Đây cũng là một trong top những loại cây có thể lọc không khí tốt, chuyển hóa được các chất thải gây hiệu ứng nhà kính thành oxy, hút các khí thải như thuốc lá, các bộ phận linh kiện máy móc, giảm benzen, trichloroethylene, đặc biệt nó còn có thể đuổi được muỗi.
Tên của loài cây này đã nói lên được ý nghĩa phong thủy của nó, đó là về sự giàu có và thịnh vượng. Cây có 5 lá tượng trưng cho 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, giúp duy trì được sự ổn định, hài hòa cho căn nhà. Các chuyên gia phong thủy thường cho rằng, loài cây này có thể cân bằng được các nguồn năng lượng, chi phối tài chính của bạn.
Thông thường, trong một chậu, người ta sẽ trồng 1, 3, 5 cây kim ngân vào trong một chậu theo các ý nghĩa:
+ Số 1 là trụ thiên, mang ý nghĩa chọc trời khuấy nước, kiên cường, bất khuất
+ Số 3 là tam tài, tam giao tượng trưng cho thiên, địa, nhân, nói đúng hơn là thiên thời địa lợi nhân hòa, cũng có thể là tượng trưng cho phước, lộc, thọ.
+ Số 5: ngũ phúc, kim ngân thắt bím thường sẽ tết 5 cây mang ý nghĩa phước, lộc, thọ, an, khang.
9. Cây Đại phú gia
Cây đại phú gia hay còn gọi là cây đại phú, cây có tên khoa học là Aglaoocma sp, đây là loài cây có hình dáng to lớn, mang đến một nét đẹp mạnh mẽ, bất khuất, kiên cường nhất, cho nên nó được trồng tượng trưng cho sức mạnh cũng như gia thế của gia đình.
Theo phong thủy cây đại phú gia có ý nghĩa về mặt tiền tài và sức khỏe, khi trồng trong nhà gia chủ sẽ luôn làm ăn phát đạt, mang đến nhiều tài lộc vào nhà.
Với hình dáng sang trọng, bề thế, chịu bóng tốt, cây thích hợp trồng trong nhà như cầu thang, hành lang, nơi giao thông, quầy lễ tân, bàn tiếp khách, những nơi tập trung đông người, giúp cho việc điều hòa không khí, nhiệt độ, thanh lọc không khí, loại bỏ các chất độc hại trong môi trường chật hẹp, tạo cảm giác thư giãn cho mọi người.
Với thân mọng nước và lá to, chúng ta hãy tưới nước cho nó 2 lần/tuần với một lượng khoảng 500ml - 1000ml/lần, đồng thời dùng khăn ẩm sạch lau lá hết bụi bẩn để lá giữ vẻ đẹp xanh bóng và tăng cường trao đổi chất.
10. Cây Trầu bà đế vương
Cây trầu bà đế vương có nhiều loại khác nhau như trầu bà đế vương xanh, trầu bà đế vương đỏ, loại để bàn và loại để sàn, tên khoa học của cây là Philodendron sp, thuộc họ Araceae (họ Ráy).
Loài cây này thuộc loại chịu bóng bán phần, có tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt có khả năng hấp thụ rất nhiều loại khí độc và chất độc thải ra như khói thuốc, xăng xe, bức xạ máy tính, điện thoại, chất làm lạnh trong phòng máy lạnh, các khí benzen…
Cây trầu bà đế vương cực kỳ dễ sống, dễ chăm sóc, không đòi hỏi cao về ánh sáng, nước hay môi trường, cây được xem là mang đến nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Với vẻ đẹp sang trọng thể hiện tinh thần đế vương, quyền uy, cây thích hợp với những người quản lý, lãnh đạo trong một tổ chức. Cây là đại diện cho hành Mộc, chính vì thế mà cây thích hợp làm cây phong thủy của những người mệnh Mộc và mệnh Hỏa, hoặc là những người mang tuổi Ngọ, do đó bạn nên đặt một chậu trầu bà đế vương ở nơi làm việc để giúp cho tài vận của họ tập trung thành một mối, giữ được sự cân bằng và hài hòa hơn trong tính cách của bạn.
Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại
- Top những loại cây thích hợp với người mệnh Thổ (21.01.2019)
- Lựa chọn cây trồng cho người mệnh Mộc (21.01.2019)
- Mệnh Kim nên trồng loại cây gì hợp phong thủy? (21.01.2019)
- Người mệnh Thủy nên chọn những loại cây phong thủy nào? (21.01.2019)
- Top những loại cây người mệnh Hỏa nên trồng (17.01.2019)
- Danh sách các loại cây trồng trong nước giá rẻ (23.10.2018)
- Top 21 Cây Xanh Văn Phòng Đẹp Được Ưu Chuộng Nhiều Nhất (03.06.2018)