Công dụng chữa bệnh của cây bướm bạc
Cũng giống như cây bướm hồng, cây bướm bạc chỉ khác nhau chỉ ở màu sắc. Cây cũng thường được trồng để tạo cảnh quan, trang trí sân vườn hoặc trồng bồn ở các công viên, nhà phố, biệt thự…
Cây bướm bạc hay còn được gọi là cây hoa én bạc, cây ngọc diệp kim hoa, có tên khoa học là Mussaenda philippica, thuộc họ thực vật Rubiaceae (họ Cà phê), có nguồn gốc từ Philippines, Indonesia.
Đặc điểm hình thái của cây bướm bạc:
- Cây thuộc cây thân gỗ nhỏ, có thể cao đến 7m, dạng bụi, cành nhánh nhiều, cành non có lông.
- Cây có lá hình bầu dục, thuôn, có khi hình ngọn giáo ngược, nhọn và tròn ở gốc, màu lục sẫm ở trên, màu sáng hơn ở dưới, mỏng và dài.
- Cây có cụm hoa trên đỉnh thân, hay cành, dạng chùy dày, nhiều hoa. Hoa bướm hồng lớn, có cành dài, hợp thành ống ngắn ở gốc, có lông, đỉnh, chia thùy màu đỏ và có một cánh lớn màu đỏ thẫm, dạng bầu dục tròn, dài khoảng 8 - 9cm, bóng và có lông. Cánh tràng hợp thành ống hình trụ, có lông đỏ, chia 5 thùy ở đỉnh màu trắng, gốc màu vàng nhạt.
- Cụm hoa hình xim ngù, thường mọc ở đầu cành, có những lá đài lớn, màu hồng phấn chính là lá bắc. Khi cây chuẩn bị có hoa thì xuất hiện chùm lá bắc trước. Những chùm này vừa mỏng vừa mềm, rũ xuống phủ lấy hoa bướm hồng nên nhìn từ xa xa, cảnh vật tựa như đàn bướm hồng đang vây lấy những bông hoa vàng rực rỡ.
- Cây có quả màu đen, mọng, kích thước khoảng 6 - 7mm, có gân dọc trên quả, mặt nhẵn bóng, có nhiều hạt nhỏ. Vò ra có chất dính. Cây thường ra hoa kết quả vào mùa hè.
Công dụng chữa bệnh của cây hoa bướm bạc:
Theo Đông y, cây bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hòa lý, lương huyết, tiêu viêm.
Ngoài ra còn trị được những bệnh như cảm phong nhiệt, say nắng, viêm khí quản, viêm họng, sưng amidan, viêm ruột tiêu chảy, viêm mủ da, tử cung xuất huyết… Dùng ngoài không kể liều lượng, rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ đau.
Thân cây được thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Lá thường dùng tươi, liều dùng 15 - 30g dược liệu khô hoặc 30 - 60g tươi, có thể giã vắt dược liệu tươi lấy nước uống.
- Chữa đi tiểu khó, tiểu ít, ho khan do nhiệt: 12 - 20g bướm bạc, 10g mã đề, 10g rễ cỏ tranh, 12g cành, lá kim ngân hoa. Nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml thuốc, chia làm 2 lần thuốc trước bữa ăn, uống trong vòng 5 - 7 ngày.
- Chữa cảm sốt do phong nhiệt, say nắng: 12 - 16g thân cây bướm bạc, 10 - 12g lá cây ngũ trảo, 3 - 5g bạc hà, tất cả sây khô hoặc sao nhẹ cho khô, tán dập ngâm nước sôi 500ml, sau 5 - 10 phút để nguội, chia uống 4 - 5 lần trong ngày, uống trong vòng 3 ngày.
- Chữa kiết lỵ do nhiễm nắng nóng lâu ngày: 40 - 80g bướm bạc sắc uống.
- Chữa đau nhứt khớp tay chân do thấp nhiệt (ẩm và nóng), khí hư bạch đới: 12 - 20g rễ bướm bạc, 10 - 12g lá lốt, 10 - 12g cỏ xước, 12 - 16g cành dâu, 8g mã đề, nấu với 650ml nước, sắc còn 400ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn, uống trong vòng 7 ngày.
- Chữa tử cung xuất huyết: 15g rễ tươi bướm bạc sắc uống hoặc nhai nuốt nước.
- Chữa sốt, viêm họng do nhiệt: 30g rễ bướm bạc hoặc thân cây, 2g củ rẻ quạt, 10g húng chanh, nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn, uống 3 - 5 ngày, hoặc dùng rễ hoặc thân cây bướm bạc tầm 40g, 20g khế khô sắc uống như trên.
- Chữa mụt nhọt, lở loét: lấy bướm bạc tươi giã đắp vào chỗ đau
- Chữa lao nhiệt, nóng âm ỉ trong xương: rễ bướm bạc sắc 1 nắm uống
- Chữa trúng độc thức ăn: lá bướm bạc tươi giã vắt nước uống.
- Chữa ho, viêm họng đỏ hoặc viêm amidan cấp: lá và thân bướm bạc 150g/ngày, sắc uống trong 3 ngày.
- Phòng ngừa say nắng: bướm bạc 60 - 90g, nấu nước uống như trà.
Lưu ý tuyệt đối không được dùng bướm bạc có phụ nữ có thai và trẻ em dưới 10 tuổi.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty chúng tôi qua số điện thoại: 0974.222.759 (Ms. Phương)
Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại
- Cây Hồng Quân Tử (28.12.2020)
- Cây Hoa hồng Pháp (21.11.2020)
- Cây hoa giấy cẩm thạch (18.11.2020)
- Cây tường vi (11.11.2020)
- Cây liễu hồng (07.11.2020)
- Cây kim đồng (07.11.2020)
- Cây mai vạn phúc (05.11.2020)
- Lan Dendro (24.11.2018)
- Cây Ngũ Gia Bì (23.10.2018)
- Cây trầu bà (23.10.2018)