Thông tin của cây:
- Tên thông thường: ngũ gia bì, chân chim, sâm nam, sâm non
- Tên khoa học: Scheffera octophylla
- Họ thực vật: Araliaceae (họ Ngũ gia bì)
- Gía tham khảo: 180.000đ
Cây ngũ gia bì là một trong những cây cảnh phong thủy sang trọng, đắt tiền, có nhiều lợi ích và ý nghĩa được nhiều người yêu thích lựa chọn. Ngũ gia bì nổi bật với đặc điểm là thân gỗ nhỏ, có nhiều cành nhánh, lá kép xòe hình chân vịt, mỗi cành nhỏ chứa 7 lá có hình giống chân chim.
Nguồn gốc xuất xứ cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì hay còn gọi là ngũ gia bì xanh, cây Sâm nam, cây chân chim, cây chân chim bảy lá,… tên khoa học là Scheffera Octophylla. Cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung đặc biệt là ở phía Nam dãy Trường Sơn.
Đặc điểm sinh thái cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì thuộc loài thân gỗ nhỏ hoặc cây bụi, cành nhẵn, có nhiều cành nhánh, chiều cao tối đa khoảng 8m. Thân chính có vỏ màu xám, những cành nhỏ màu xanh thẫm và có lỗ bì. Chậu cây ngũ gia bì có chiều cao từ 1.3-1.8 m thích hợp đặt trong văn phòng.
Lá kép xòe hình chân vịt gồm 6-8 lá chét thuôn dài, đầu nhọn, góc tù, mép nguyên, tán lá từ 30-35 cm…, có màu xanh óng, mọc so le hình trứng ngược.
Hoa nhỏ màu trắng mọc thành chùm tán, có mùi thơm. Cụm hoa dạng tán tập hợp thành chùy lớn ở nách lá. Quả dạng hình cầu, mọng nước, khi chín có màu tím sẫm.
Cây ngũ gia bì có 2 loại phổ biến là Ngũ gia bì xanh và Ngũ gia bì vàng.
Ý nghĩa phong thủy của cây Ngũ gia bì bạn nên biết
Cây Ngũ gia bì trong phong thủy có rất nhiều ý nghĩa nên được nhiều người trồng cây đều quan tâm.
- Lá cây Ngũ gia bì có 5 thùy rơi vào cung sinh, tượng trưng cho sự sống sinh sôi nảy nở.
- Cây Ngũ gia bì giúp gia chủ phát triển triển ổn định, vững mạnh, giữ được tài lộc, tiền tài.
- Những người mệnh Mộc khi sở hữu Ngũ gia bì sẽ có được tài khí, may mắn.
Công dụng của cây Ngũ gia bì
Cây Ngũ gia bì được xem là một trong các vị thuốc quan trọng của các bài thuốc Đông y hiện nay. Vỏ cây sau khi phơi khô giúp chữa tê thấp, đau nhức xương. Rễ và củ của cây được điều chế làm vị thuốc nam rất hiệu quả.
Tác dụng đuổi ruồi muỗi rất tốt của cây Ngũ gia bì được nhiều người công nhận, nên cây thường được chọn trồng trong nhà. Ngũ gia bì còn có khả năng lọc được phần lớn các chất gây ô nhiễm trong nhà.
Cây Ngũ gia bì được trồng để trang trí cảnh quan không gian và nội thất, để trưng bày trên bàn làm việc, phòng họp…giúp mang lại không gian tươi mát hơn, giải tỏa những căng thẳng cho con người trong cuộc sống và công việc.
Mách bạn cách nhân giống, trồng và chăm sóc cây Ngũ gia bì
1. Nhân giống và trồng Ngũ gia bì
Cây Ngũ gia bì có thể nhân giống bằng cách giâm cành.
- Cắt một phần của nhánh cây (phần nhánh cây có màu nâu), loại bỏ lá, ngâm phần gốc vào nước có kích thích ra rễ.
- Sau khoảng 30 phút, mang nhánh cây đó trồng vào bầu đất ươm.
- Đặt bầu đất ươm vào nơi râm mát. Sau khoảng 20 ngày cây sẽ ra rễ.
Để có những chậu cây Ngũ gia bì đẹp, bạn có thể ghép từng bụi nhỏ Ngũ gia bì trồng thành bụi lớn. Để bụi cây phát triển, bạn chọn những vùng đất thích hợp và trồng chúng thành từng luống.
Ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp chiết cành đợi ra rễ sau đó cắt và trồng xuống đất. Phương pháp này an toàn và cho tỉ lệ thành công 100%.
2. Chăm sóc cây Ngũ gia bì tại nhà
Cây Ngũ gia bì rất dễ chăm sóc. Đây là loại cây ưa nắng nhưng có khả năng sinh trưởng trong điều kiện ít ánh sáng. Để cho cây Ngũ gia bì có năng suất và chất lượng tốt nhất, bạn cần chú ý những điều sau.
- Đối với điều kiện ánh sáng:
Tránh trồng cây ở những nơi có ánh sáng gay gắt, chiếu trực tiếp. Nên có lưới che nếu cây ở nơi có nắng nóng cao. Nên để cây ở cửa sổ, ban công, giếng trời. Mang cây ra ngoài nắng ít nhất 1 lần/tuần nếu trồng cây trong nhà hay trong văn phòng.
- Lượng nước tưới:
Cây Ngũ gia bì là loại cây ưa nước nên cần cung cấp lượng nước phù hợp. Nếu cây trồng trong nhà nên tưới nước 1 tuần từ 1-2 lần để giữ ẩm cho đất. Tưới nhiều hơn nếu bạn thấy khả năng giữ nước của đất kém.
- Đối với đất trồng:
Nên chọn loại đất tơi xốp, tốt nhất là đất kết hợp với xơ dừa, phân bò, tro để tạo để mùn, có độ thông thoáng thì cây sẽ phát triển tốt và khỏe mạnh hơn.
- Bón phân:
Nên bón phân cho cây vào thời điểm mùa hè (2-3 tháng/ lần) để cây phát triển tốt. Sử dụng phân bón đầu trâu để kích thích sinh trưởng. Để lá cây luôn xanh bóng, mượt mà thì nên bón các loại phân nhả chậm, trùn quế, vi sinh, phân hữu cơ hoai mục, phân bò luân phiên để tăng cường vi chất cho cây.
- Phòng sâu bệnh hại:
Ngũ gia bì thường bị bệnh rầy nâu. Rầy nâu xuất hiện khi cây bắt đầu ra lá non, chúng tập trung vào đỉnh sinh trưởng của cây làm cho lá non bị hư, khiến cây sinh trưởng chậm lại, mất thẩm mỹ.
Để phòng rầy cho cây, bạn cần:
+ Trước khi cây ra lá non, cần tiến hành vệ sinh khu vực trưng bày chậu cây kỹ càng, sạch sẽ
+ Để cây chỗ cao ráo và thoáng mát giúp hạn chế sự xuất hiện của rầy.
+ Thường xuyên theo dõi, phát hiện mầm bệnh, để tiêu diệt kịp thời, tránh để lây lan với diện rộng.
+ Vào giai đoạn cây ra lá non không nên bón phân vô cơ cho cây.
Khi rầy nâu xuất hiện cần phun thuốc Diazan trừ rầy, theo nồng độ ghi trên bao với định kỳ 3 ngày 1 lần. Nếu cây bị rầy làm hư hại nhiều bạn cần cắt bỏ các lá bị hỏng mang đi thiêu hủy và xịt lại bằng thuốc nêu trên để tránh rầy lây lan.
Cách trồng cây ngũ gia bì và chăm sóc nó không quá phức tạp. Chỉ cần bạn là người yêu cây, thích thú với công việc làm vườn và có chút tỉ mỉ sẽ đều làm được. Với loại cây có nhiều ý nghĩa và công dụng như Ngũ gia bì, tại sao bạn không thử sở hữu cho mình một chậu cây ưng ý? Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn có thêm thông tin hoặc muốn được tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây.
Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại
- Cây Hồng Quân Tử (28.12.2020)
- Cây Hoa hồng Pháp (21.11.2020)
- Cây hoa giấy cẩm thạch (18.11.2020)
- Cây tường vi (11.11.2020)
- Cây liễu hồng (07.11.2020)
- Cây kim đồng (07.11.2020)
- Cây mai vạn phúc (05.11.2020)
- Lan Dendro (24.11.2018)
- Cây trầu bà (23.10.2018)
- Hoa dừa cạn (23.10.2018)