Cách trồng và chăm sóc cây ớt
Ngày nay, ớt không những mà một mặt hàng thực phẩm vị có giá trị kinh tế cao, được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm mà còn là một loại dược liệu để bảo chế các thuốc trị ngoại khoa như phong thhuy, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội khoa như thương hàn, cảm phổi, thiên thời… nhờ tính chất capsaicine chứa trong ớt.
Cây ớt hay còn có tên gọi là cây lạc tiêu, lạt tử, ngưu giác tiêu, hải tiểu, có tên khoa học là Capsicum ssp, thuộc họ thực vật Solanaceae (họ Cà), cây có nguồn gốc từ châu Nam Mỹ (Brazil), và ngày này đã được phân bố rộng rãi ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Đặc điểm hình thái của cây:
- Cây ớt sống lâu năm, có thân hóa gỗ, cây cao khoảng 0.5 - 1m, phân nhiều cành.
- Cây có rễ cọc với nhiều rễ phụ mọc thành chùm ăn sâu vào đất.
- Lá nguyên, mọc đối, hình trái xoan hoặc hình thuôn dài với đầu lá nhọn.
- Hoa ớt thương mọc đơn độc ở kẽ lá, ít khi thành đôi, đài hoa hợp thành hình cái chuông, trang hoa hình chuông, chia làm 5 thùy, màu trắng hay vàng nhạt. Hạt hình thận dẹp.
- Qủa ớt thuộc dạng quả mọng, có hình dạng, khối lượng và mày sắc khác nhau như thuôn, mảnh hẹp, tròn, màu đỏ, vàng, tím, xanh tùy vào từng giống khác nhau. Qủa mọc rủ xuống đất, chỉ có ớt chỉ thiên là quả lại quay lên trời. Vỏ quả ớt bóng nhẵn rất đẹp mặt. Ớt có hạt dẹp, vỏ hạt cứng, khi chín và khô.
Hiện nay có 2 loại ớt là ớt chỉ thiên và ớt chỉ đại. Cây ớt chỉ thiên trái nhỏ, dùng trong các bữa ăn hằng ngày, thường trồng nhiều vào mùa mưa, vì trái nằm trên mặt lá, khô ráo, thông thoáng nên ít bị sâu bệnh hại tấn công, nhất là bệnh thối trái trong mùa mưa.
Kỹ thuật trồng:
- Thời vụ: chia ra làm 3 vụ là vụ sớm (gieo vào tháng 8 - 9), vụ chính (gieo vào tháng 10 - 11), và vụ mưa (gieo vào tháng 4 - 5)
- Chuẩn bị cây con trong bầu, khay: trộn 1 đấy với 1 phân chuồng ủ hoai và 0,5 tro trấu cho vào bầu và gieo hạt , chăm sóc, che nắng, phòng trừ sâu bệnh, nhất là bọ trĩ chích hút làm lây lan bệnh virus.
- Xử lý đất lên liếp: nếu trồng trên đất ruộng thấp, trước khi trồng nên đưa nước vào ngập ruộng 10cm, rải 100kg vôi càn long cho 1000 m2, ngâm khoảng 7 - 10 ngày, sau đó tháo nước ra và tiến hành lên liếp. Liếp cao 30 - 50cm, mặt liếp rộng 70 - 80cm, liếp cách liếp 1,2m tính từ giữa liếp.
- Khoảng cách trồng: có thể trồng hàng hơn để tận dụng cây tái sinh hoặc trồng hàng đôi., cây cách cây khoảng 40cm. Nên phủ bạt trước khi đặt cây để hạn chế sâu bệnh, cỏ dại và giữ kết cấu đất luôn tươi xốp, cho rễ mọc khỏe về sau.
- Tỉa cành: tỉa bỏ tất cả những cành mọc phóa dưới chảng ba, tạo điều kiện thông thoáng, đủ ánh sáng bên dưới tán cây để hạn chế mầm bệnh tấn công. Khi có cành là, trái bị sâu bệnh thì nên cắt bỏ và đem ra khỏi ruộng thiêu hủy để tránh lây lan.
Công dụng của cây ớt:
Ngoài công dụng làm thực phẩm, các bộ phần của cây ớt như quả, rễ và lá còn được dùng làm thuốc từ nhiều đời nay chữa nhiều loại bệnh như: chữa rụng tóc do hóa trị liệu, giảm đau do ung thư, chữa ăn uống chậm tiêu, đau dạ dày do lạnh, viêm khớp mãn tính, bệnh chàm, rắn cắn, đau bụng kinh niên, đau lưng, mụn nhọt, khàn cổ…
Cây ớt cũng có thể được trồng làm cảnh vì ớt có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, xanh vàng, cam,...tùy theo mỗi giống cây.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ hotline: 0974.222.759 (Ms. Phương)
Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại
- Cây Thiên Môn (27.09.2018)
- Cây Sâm đất (16.12.2017)
- Sâm đại hành (16.12.2017)
- Rau răm (16.12.2017)
- Trái nổ (16.12.2017)
- Cây Xá xị (16.12.2017)
- Ô rô gai (16.12.2017)
- Ngò rai (mùi tàu) (16.12.2017)
- Cây Ngải cứu (16.12.2017)
- Cây Mật nhân (16.12.2017)