Thông tin của cây:
- Tên thông thường: trâm ổi, ngũ sắc, thơm ổi
- Tên khoa học: Lantana camara
- Họ thực vật: Verbenaceae (họ Cỏ roi ngựa)
- Chiều cao: trên 20cm
- Gía tham khảo: 45.000đ
Cây trâm ổi hay cây ngũ sắc thường được trồng ngoài trời làm cây cảnh. Là một loài cỏ dại, với vẻ đẹp hoang dã, khả năng sinh trưởng tốt, cây luôn thể hiện được sự mạnh mẽ vươn lên ở mọi điều kiện sống. Vẻ đẹp bình dị cùng mùi hương thơm dịu nhẹ, cây trâm ổi là một loài cây thích hợp làm cây trồng viền, trồng làm hàng rào, tô điểm không gian và mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn cho con người.
4 điều cần biết về loài cây trâm ổi
1. Nguồn gốc, xuất xứ
Cây trâm ổi hay còn gọi cây ngũ sắc, cây cứt lợn, cây tứ thời, cây tứ quý, cây trâm ổi. Tên khoa học là Lantana camara. Họ thực vật Verbenaceae (họ cỏ roi ngựa). Cây có nguồn gốc từ Brazil, Jamaica và các nước châu Mỹ nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây phân bố rộng khắp các vùng miền.
Tên gọi hoa ngũ sắc là do hoa có nhiều màu sắc từ khi nở đến lúc tàn như vàng, đỏ cam, màu trắng tuyền, màu hồng phấn, màu đỏ…, có mùi hương giống ổi nên còn gọi cây trâm ổi.
2. Đặc điểm hình thái
- Thân cây:
Cây trâm ổi là cây bụi thân gỗ, cành non dài, mềm, có lông và có gai mềm, cong xuống. Cây trâm ổi trồng làm hàng rào có chiều cao từ 1-1.5m, dùng đặt chậu thì chiều cao khoảng 20-30cm. Cành nhánh phát triển um tùm, tạo thành từng khóm, một số nhánh mọc dài ra và rũ xuống.
- Lá cây:
Lá cây trâm ổi có màu xanh đậm, hình trái xoan hoặc hình tim, dài khoảng 3-6cm và rộng khoảng 3-5cm, cuống lá ngắn, lá mọc đối trên thân, phần cuối lá nhọn, mặt trên phủ lông ngắn nhám, mặt dưới có lông mềm hơn. Cuống lá ngắn, khoảng 1-2cm. Hai mép có răng cưa, đường gân nổi rõ trên lá.
- Hoa:
Hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ như vàng, đỏ cam, màu trắng tuyền, màu hồng phấn, màu đỏ… Là loại hoa đơn, cụm hoa dạng hình cầu, nhiều hoa trên cùng một đài hoa. Cụm hoa có thể có một màu hoặc nhiều màu.
Đối với hoa có 2-3 màu thì thương chuyển màu hoa khi nở đến khi tàn. Hoa không cuống, nhiều giống màu trắng, vàng, vàng cam, tím hay đỏ mọc thành bông dạng hình cầu, hoa trâm ổi có lá bắc hình mũi giáo. Đài hình chuông, có hai môi. Tràng hình ống có bốn thùy không đều.
- Quả:
Vì nhiều hoa trên cùng một đài hoa, nên khi kết trái thì cũng có nhiều trái trên cùng một đài hoa. Quả cây trâm ổi mọc theo chùm, quả nhỏ khá tròn có màu xanh khi còn non, già chín chuyển sang màu đen có vị ngọt.
Quả hình cầu và bên trong có hạt nhỏ màu nâu. Qủa có mùi thơm của ổi, nên người ta còn gọi cái tên là trâm ổi.
3. Đặc điểm sinh trưởng
Cây trâm ổi sống quanh năm, khả năng phát triển mạnh mẽ, chịu nắng nên không thích hợp trồng trong mát, có thể trồng trong chậu để treo trang trí. Cây cho hoa quanh năm, hoa rất nhiều, rất sặc sỡ.
Tốc độ sinh trưởng khá nhanh, thích nghi với nơi có ánh sáng, phát triển tốt ở vùng đất khô hạn, xấu, phân bố rộng rãi từ vùng ven biển lên núi cao nên rất dễ dàng trong việc trồng và chăm sóc cây trâm ổi. Sau khi cây phát triển ổn định, bạn không cần phải chăm sóc nữa, cây ít sâu bệnh, chịu rét, chịu nóng, chịu hạn, chịu úng tốt.
Điều kiện ánh nắng tốt, cây càng cho nhiều hoa và màu sắc cũng rực rỡ hơn.
4. Lợi ích sử dụng cây trâm ổi
Cây trâm ổi có hoa đẹp nên được dùng làm cây trồng viền, cây trồng nền, trồng bồn, vườn hoa, cây trồng hàng rào trang trí ngoại thất nhà ở, công viên, các tiểu cảnh hoặc trồng vào chậu trang trí ban công hay chậu sứ nhỏ để bàn…
- Trang trí sân vườn, cây cảnh ngoại thất , nhà cửa, cây cảnh văn phòng.
- Trồng thành khóm, trồng bồn hoa giúp không gian ngoại thất nổi bật hơn.
- Trồng viền, cây trồng nền, cây trồng ngoại thất để trang trí sân vườn, công viên, khu giải trí, khu đô thị, nhà xưởng…
- Trồng làm cây hàng rào, trồng chậu để trang trí lan can xung quanh nhà, công ty…
- Cây trâm ổi còn được làm cây bonsai rất đẹp.
Trong y học, lá cây trâm ổi khi vò có mùi hôi, vị đắng, tính mát, có tác dụng hạ nhiệt nên được dùng để chữa bệnh sốt, cảm, viêm họng.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa trâm ổi
1. Phương pháp nhân giống cây trâm ổi
Cây trâm ổi được nhân giống chủ bằng phương pháp giâm cành, ghép cành hoặc gieo hạt. Trong đó phương pháp giâm cành là chủ yếu nhất. Trong môi trường tự nhiên, cây sinh sôi nhờ sự phát tán tự nhiên (nhờ gió, sâu bọ, chim…). Ngoài ra, để có giống cây trâm ổi trồng, bạn có thể mua cây giống tại các địa chỉ cung cấp.
2. Cách trồng cây hoa trâm ổi
- Trồng cây trâm ổi nhiều màu bằng phương pháp ghép cành:
+ Dụng cụ: Dao ghép cành cây, băng keo nilon chuyên dụng, kéo cắt tỉa cây.
+ Gốc ghép: Chọn gốc ghép tương đối lớn và có dáng cổ thụ.
+ Cành ghép: Chọn trên cây cần lấy giống, chọn cành có độ lớn tương đương với gốc ghép.
+ Tiến hành ghép trâm ổi nhiều màu trên cùng gốc ghép.
+ Sau khi có gốc ghép, dùng cưa, kéo cắt tỉa tạo thế cho cây theo ý muốn của mình rồi trồng vào trong chậu lớn có trộn sẵn phân mục và cát.
+ Chăm sóc chu đáo để cây khỏe mạnh. Sau khoảng một tháng, cây sẽ ra nhiều chồi mới, chọn để lại những chồi ưng ý để ghép giống hoa khác vào, số còn lại tỉa bỏ.
- Trồng cây trâm ổi bằng phương pháp gieo hạt:
Nếu bạn dùng phương pháp gieo hạt thì cần làm đất kỹ và tưới, sau từ 3-4 ngày là hạt sẽ nảy mầm từ 10-15 ngày là giai đoạn cây con phát triển, có thể nhổ cây con đem trồng với mật độ cây từ 30x30cm.
+ Nếu trồng hoa trâm ổi trên chậu thì thường xuyên thay chậu để giúp cây phát triển tốt hơn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.
+ Nếu trồng trên đất thì lựa chọn những chỗ đất cao ráo và tránh ngập nước dài ngày, tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây về sau này
Ngoài ra, bạn có thể mua cây giống con ngoài cửa hàng để về trồng. Cuối mùa xuân (tháng 4 và 5) là thích hợp nhất để gieo trồng cây trâm ổi. Tùy vào việc trồng chậu hay trên đất, bạn cần chuẩn bị đất và bón phân để tạo nguồn dinh dưỡng nuôi cây thời gian đầu.
3. Cách chăm sóc cây trâm ổi
- Bổ sung đủ nước để cây đủ dinh dưỡng nuôi hoa.
- Bón phân định kỳ để cây phát triển tốt trong từng gia đoạn.
- Thường xuyên cắt tỉa cành nhánh để cây cho nhiều hoa hơn.
- Đặt cây hoa ngũ sắc nơi có đủ ánh nắng.
- Rễ phát triển rất nhanh nên đổi chậu trồng nhiều lần.
- Hoa có cánh mỏng nên dễ héo, hoa đã héo khó tươi trở lại nên sau khi cắt hoa nên cắm ngay vào nước.
- Cây hoa ngũ sắc rất ít sâu bệnh, chủ yếu là bệnh nhện đỏ phát triển vào mùa hè. Khi bị nhện đỏ có thể dùng Dicofol 40% pha với 1000 lần nước để phun.
Việc trồng và chăm sóc cây trâm ổi khá đơn giản, không mất nhiều thời gian và công sức, chỉ cần bạn có chút yêu thích và đam mê sẽ dễ dàng sở hữu cho mình chậu cây ngũ sắc xinh xắn, đẹp mắt. Đừng bỏ qua loài cây đáng yêu này nếu bạn muốn có không gian xanh với những khóm hoa rực rỡ nhất.
Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại
- Cây Hồng Quân Tử (28.12.2020)
- Cây Hoa hồng Pháp (21.11.2020)
- Cây hoa giấy cẩm thạch (18.11.2020)
- Cây tường vi (11.11.2020)
- Cây liễu hồng (07.11.2020)
- Cây kim đồng (07.11.2020)
- Cây mai vạn phúc (05.11.2020)
- Lan Dendro (24.11.2018)
- Cây Ngũ Gia Bì (23.10.2018)
- Cây trầu bà (23.10.2018)