Ý nghĩa và cách chăm sóc cây hoa trạng nguyên

Ý nghĩa và cách chăm sóc cây hoa trạng nguyên

Ý nghĩa và cách chăm sóc cây hoa trạng nguyên

Hotline: 093 630 3179 - 093 630 3179 - 093 630 3179

Cây trạng nguyên

Ý nghĩa và cách chăm sóc cây hoa trạng nguyên

Thông tin của cây:

- Tên thông thường: trạng nguyên, nhất phẩm hồng

- Tên khoa học: Euphorbia pulcherrima

- Họ thực vật: Euphorbiaceae (họ Thầu Dầu)

- Chiều cao cây: 25 - 30cm

- Gía tham khảo: 200.000đ

Cây hoa trạng nguyên, hay còn có tên gọi khác là cây Nhất Phẩm Hồng, có tên khoa học là Euphorbia pulcherrima, có nguồn gốc từ phía miền Nam Mexico, Trung Mỹ và châu Phi. Cây có màu đỏ nổi bật được du nhập và mang về trồng tại nhiều quốc giá ở Hoa kỳ với cái tên Poinsettia. Loài cây này rất phù hợp để làm quà tặng nhân dịp khai trương, làm cây cảnh văn phòng, quầy thu ngân, hoặc để trước cửa nhà với ý nghĩa rước hên vào nhà.

Cách chăm sóc cây hoa trạng nguyên:

- Nhiệt độ: tốt nhất nên để chúng ở nhiệt độ từ 16 - 22 độ C, nếu nhiệt độ dưới 10 độ, lá sẽ bị rụng và tàn, hoặc khi nhiệt độ trên 23 độ C thì cây sẽ hạn chế sự sinh trưởng, lá sẽ bị héo úa và chết. Do đó, cần đặt cây dưới những nơi có bóng râm vào ban ngày hoặc chỉ đặt dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng.

- Ánh sáng: ảnh hưởng rất quan trọng đến sự ra hoa của cây, để cho ra hoa tốt và các lá bắc có màu đẹp thì cây cần có thời gian trong tối nhiều hơn ngoài sáng. Cũng chính vì thế mà cây có thể ra hoa vào mùa thu, khi mà chu kỳ ban đêm dài hơn ban ngày. Hiện nay, với kỹ thuật trồng trọt tiên tiến hơn, chúng ta có thể chủ động tạo ra được ánh sáng hoặc bóng tối với thời gian hợp lý, giúp cho cây có thể ra hoa quanh năm. Tuy nhiên để cây bền và đẹp hơn, chúng ta vẫn nên đặt cây ở hướng đông để đón ánh nắng buổi sáng, tránh nguồn gió mạnh trực tiếp.

- Lượng nước: cây không ưa ẩm ướt, chỉ chịu đất âm, do đó, chỉ tưới nước vừa phải, chậu cây phải rút nước nhanh, không tưới trực tiếp lên hoa và lá cây.

- Dinh dưỡng: cây khó ra hoa lại sau khi đã ra lần đầu khi mua về.

Sau khi hoa tàn:

- Về lượng nước, nên giảm lượng nước tưới, 1 tuần tưới 2 lần để cây đi vào thời gian ngủ nghỉ.

- Sau khi hoa tàn, trạng nguyên thường trơ thân và cành, nên tiến hành cắt tỉa cây trong giai đoạn này để tạo hình cho cây. giữ cây thấp lùn, hạn chế phát triển của cây bằng cách bấm ngọn những mầm mới chú ra cho đến giữa tháng 8.

- Tưới nước và bón phân NPK 2 lần một tuần trong suốt mùa hè. Trong thời gian này cây sẽ bắt đầu đâm những chồi mới, dài khoảng 7.5 - 12.5cm, cắt chồi đem giâm vào chậu cát ẩm đã qua tiệt trùng.

Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây:

- Sâu hại (sâu ăn lá: sâu xanh, sâu khoang, sâu xám): sâu tuổi nhỏ ăn phân thịt lá để lại lớp biểu bị phía trên, sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non.

Nên sử dụng Supracide 40 ND 10 - 15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC 7 - 10 ml/bình 8 lít, Ofatox 40 EC 8 - 10ml/bình 8 lít

- Nhện hại (nhện đỏ hai chấm, nhện trắng và một số loại nhệ khác):Nhện châm vào lá chỗ bị hại tạo thành vết chấm màu nâu vàng nhỏ tách riêng nhau. Khi bị hại nặng lá loang nổ màu vàng, nâu, biến dạng cong queo, lá màu nâu vàng, hoa lệch hoặc bị dị dạng, hoa tàn và thối. Các loại thuốc. Nên dùng Pegesus 500 EC 8 –10 ml/ bình 8 lít, Mitac 20 ND 30 – 40 ml/bình 8 lít, ortus 5 SC 10 ml/bình 8 lít, Vimite 10 ND 10 –15 ml/ bình 8 lít…

- Rệp nhảy: Rệp nhảy có miệng chích hút, hút dịch lá và nụ non. Cây bị rệp hại, sinh trưởng chậm, lá cong lại, trên lá có nhiều chất bài tiết dính, màu nâu đen, ảnh hưởng đến quang hợp, bị nặng, lá sẽ bị chết khô. Sử dụng : Supracide 40 ND 10 – 15ml / bình 8 lít; Polytrin P- 440 EC 15- 20 ml/ bình 8 lít; Ofatox 440 EC 8- 10 ml / bình 8 lít.

- Bọ trĩ: Sâu non và trưởng thành chích hút dịch lá cây, cây bị hại nặng còi cọc không phát triển. Phòng trừ: Trước khi trồng vệ sinh trong và ngoài nhà lưới, nhặt sạch cỏ dại, nhặt bỏ lá già. Khi phát hiện thấy triệu chứng có thể dùng một trong các loại thuốc hoá học sau: Bassa 50 EC 15 -20ml/ bình 8 lít, Match50 ND 10ml/ bình 8 lít, Suprathion 40 EC 15- 20ml/ bình 8 lít ….

- Bệnh thối gốc: Bệnh phát sinh nhiều do chế độ twois nước tưới phân không hợp lý, giá thể thường xuyên trong tình trạng độ ẩm cao. Gốc cổ rễ bị thối có màu nâu, vỏ long ra, khi nhổ cây lên rễ trong đất rời ra. Phòng trừ: sử lý tốt giá thể trước khi trồng, sử dụng một số loại thuốc hoá học:   Benlate C 15- 20g/bình 8lít, Rhidomil MZ 72WP 20 -25 g/ bình 8 lít, Validamycin 50 SC 10 – 20ml/ bình…

- Bệnh đốm lá: Vết bệnh ban đầu là những hình tròn nhỏ hoặc bất định, màu nâunhạt, nâu đen, nằm rải rác ở phiến lá dọc gân lá, ở mép lá. Bệnh lan từ lá dưới lên lá trên. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ: Anvil 5SC 10 –15 ml/bình 8 lít; Tospin M 70 NP 8 –10 g/bình 8 lít; Vimonyl 72 BTN 25 –30 g/bình 8 lít

- Bệnh phấn trắng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, mặt dưới lá mô bệnh chuyển màu vàng nhạt, bệnh hại lá là chủ yếu ngoài ra còn hại trên thân, cành hoa làm lá nhanh tàn, thối nụ, hoa nhỏ, xấu. Dùng các loại thuốc sau: Ridomil 500 SC 5 – 8ml/bình 8 lít, Score 250 ND 10 15 ml/bình 8 lít, New Kausan 16,6 BTN 10 15 g/bình 8 lít nước.

- Bệnh héo xanh vi khuẩn: Vi khuẩn tác động vào bộ phận gốc rễ, vết bệnh màu trắng đục ủng nước, cây bị bệnh héo xanh, thường héo từ lá gốc lên trên, bẻ ngang cuống lá có bí mạch thâm đen. Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: VibenC 50 BTN 20 – 25 g/ bình 8 lít, Ner Kasusan 16,6 BTN 10 – 15 g/ bình 8 lít Streptomicin 100 150 ppm.

LIÊN HỆ TƯ VẤN
093 630 3179 - 093 630 3179 - 093 630 3179
canhquanphuongtrung@gmail.com

Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại

Chia sẻ:
Sản phẩm khác
Copyrights © 2017-2021 CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG. CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG toàn quyền.
093 630 3179