Cây trúc đào | Tác dụng của cây trúc đào
Cây trúc đào có tên khoa học là Nerium indicum, thuộc họ Trúc đào, có nguồn gốc từ Ấn Độ, Iran và Nepal, do cây có lá trông tựa như lá tre, hoa trông như hoa đào, nên người Trung Quốc đã gọi tên “giáp trúc đào” (một loại đào gần giống tre), thời vua Minh Mạng cũng đã đưa trồng ở các vườn ngự và cũng đã sáng tác bài thơ giáp trúc đào. Sau này được gọi gọn lại là trúc đào.
Đặc điểm hình thái của cây:
- Đây là một loại cây bụi hay cây gỗ nhỏ, thường xanh, cho hoa đẹp và rất thơm.
- Cây có chiều cao từ 2 - 6m, phân cành nhiều và cành mọc gần như thẳng đứng.
- Lá mọc đối hay mọc vòng 3 lá, các lá thon nhọn hình mũi mác, dài khoảng 5 -20cm, rộng 1 - 3.5 cm, phiến lá màu xanh sẫm, dày, bóng, mép nhẵn.
- Trúc đào có quả dạng quả nang, hẹp và dài, khi chín tự khai để phóng thích các hạt nhỏ đầy lông tơ. Trong môi trường tự nhiên, lông tơ này sẽ phát tán đi nhờ gió, gieo vãi khắp nơi, cây trúc đào tái sinh mở rộng cư trường dễ dàng.
- Hoa trúc đào có màu hồng đậm đẹp mắt, mọc thành từng cụm ở ngay phần đầu cánh, mỗi bông gồm từ 5 - 8 cánh, cánh hoa mỏng, nhẹ. Khi nở hoa xòe để lộ ra phần nhị mày vàng bên trong.
- Ngoài màu hồng, trúc đào còn cho hoa màu vàng, màu trắng. Hoa có hương thơm dịu nhẹ, trên dầy những cành hoa ta sẽ thấy những bông hoa trúc đào khoe sắc, dường như hoa nở quanh năm nhưng nở nhiều nhất có lẽ vào mùa hè và thu.
Sau khi ra hoa, cây sẽ tạo quả, quả của cây thường ra vào mùa đông và xuân, quả trúc đào thuộc dạng quả nang, nhưng dài và hẹp. Kích thước mỗi quả tù 5 - 23cm, nứt ra khi quả chín và giải phòng những hạt nhỏ có phủ một lớp lông tơ mềm mại.
Cách trồng và chăm sóc cây trúc đào:
Cây sẽ phát triển tốt nếu trồng trong khu vực cận nhiệt đới ấm áp như khí hậu nước ta. Cây có biên độ nhiệt rộng nên việc chăm sóc sẽ không quá khó khăn. Chỉ cần đất trồng tơi xốp, đủ dinh dưỡng và thoát nước tốt là được. Đây là cây ưa sáng nên hãy đặt chúng ở những nơi có nhiều ánh sáng.
Điều đáng quan tâm là toàn thân cây trúc đào đều có chứa nhiều chất có độc tính cao, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Phần vỏ cây, lá, hoa và nhựa cây đều có chứa độc tố. Ngoài hợp chất thuộc nhóm Glycosid trợ tim như oleandrin, nerlin, nhưng khi sử dụng liều cao sẽ gây ngộ độc, quá ngưỡng sẽ gây tử vong, toàn thân cây trúc đào còn chứa chất rosagenin, có tác động như strychnin, nhiều tài liệu đã cho rằng trẻ em chỉ cần nhai 1 lá trúc đào là đủ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhựa trúc đào nếu vấy lên da sẽ gây rát da, viêm da, vào mắt sẽ gây rát mắt, đỏ mắt cấp.
Khói từ cây cũng sẽ gây ngộ độc mạnh nết hít phải.
Hoa và lá trúc đào rơi vào những nơi nước tù, ngâm lâu ngày sẽ gây ngộ độc cho người và động vật uống phải nước đó.
Như vậy, có thể thấy được rằng đằng say vẻ đẹp hấp dẫn đó, cây trúc đào là một cái bẫy sinh học rình rập những ai vô tình hay cố ý ăn phải các bộ phận của nó.
Để đảm bảo tính an toàn cho gia chủ, không nên trồng cây trúc đào ở gần bể chứa nước uống, giếng nước sinh hoạt, cao cá… càng không nên trồng ở khuôn viên sân vườn, trường học, nhất là trường mầm non.
Để tìm hiểu rõ hơn về cây trúc đào, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0974.222.759 (Ms. Phương)
Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại
- Cây Hồng Quân Tử (28.12.2020)
- Cây Hoa hồng Pháp (21.11.2020)
- Cây hoa giấy cẩm thạch (18.11.2020)
- Cây tường vi (11.11.2020)
- Cây liễu hồng (07.11.2020)
- Cây kim đồng (07.11.2020)
- Cây mai vạn phúc (05.11.2020)
- Lan Dendro (24.11.2018)
- Cây Ngũ Gia Bì (23.10.2018)
- Cây trầu bà (23.10.2018)