Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khế bonsai
Trong dân gian, khế đã là một loài cây gắn liền với đời sống dân dã của người dân Việt Nam, nó luôn tồn đọng trong tâm trí của bao thế hệ. Ngoài việc được trồng làm cảnh, nó còn có ý nghĩa nhắc nhở con cháu cho dù có đi xa nơi đâu vẫn luôn nhớ về quê hương, về cội nguồn của mình. Còn đối với những người kỹ tính, trồng cây khế trong nhà thờ họ, tượng trưng cho sự kỳ vọng về sự trường tồn, thịnh vương cho cả gia tộc mình.
Cây khế có tên khoa học là Averrhoa carambolaL, thuộc họ Oxalidaceae, có tên gọi khác là Ngũ Liêm Tử, xuất xứ từ vùng Sri Lanka.
Đặc điểm hình thái của cây khế:
- Thân ngắn, có tán nhiều nhánh, rậm rạp, rộng, tròn và đạt chiều cao 6 - 9m.
- Lá khế sớm rụng, sắp xếp xoắn, mọc xen kẽ, kép lông chim lẻ, dài 15 - 20cm, với 5 - 11 lá chét gần như mọc đối, hình trứng hay trứng thuôn dài 4 - 9cm, các lá mềm, màu xanh trung bình, trơn mặt trên, lông mịn và trắng ở mặt dưới. Lá chét rất nhạy cảm với ánh sáng và có khuynh hướng gập lại vào ban đêm hoặc khi cây bị lắc đột ngột.
- Cây có hoa mọc cụm, có cuống màu đỏ, màu hoa cà, sọc tím, hoa phủ lông tơ, rộng khoảng 6mm, được mọc ra trên các cành cây ở nách lá.
- Qủa khế có hình thuôn, theo chiều dọc chia 5 - 6 góc, dài 6,5 - 15cm, rộng 9cm, vỏ mỏng màu cam vàng. Qủa ngon ngọt, giòn, thịt màu vàng khi chín. Lát cắt quả hình ngôi sao trông rất đẹp mắt. Qủa có hạt màu nâu, dài 6 - 12mm hoặc không có gì cả.
Kỹ thuật trồng cây khế bonsai:
- Chọn thời vụ thích hợp: thời điểm thích hợp nhất là vào vụ xuân hoặc thu. Trồng và chăm sóc đúng thời vụ sẽ làm cho cây ra hoa vào thời tiết ấm và khô, tỉ lệ quả cũng vì thế mà tăng lên, quả chín đẹp và thơm ngon nhất.
- Đất trồng cây: cây khế không chịu được sự ngập úng nên loại đất trồng cây phải đảm bảo nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp. Cây cần nhiều nước ở giai đoạn ra quả, nếu không quả sẽ bị rụng.
- Nhiệt độ trồng cây: Cây có thể chịu được điều kiện thời tiết khác nhau, có thể chịu được rét đậm, rét hại hoặc nắng nóng. Thích hợp nhất là từ 22 - 25 độ C.
- Kỹ thuật trồng cây khế: Phương pháp hay dùng nhất chính là ghép mắt, ghép áp, ghép cành. Phương pháp trồng bằng hạt tương ddooois dễ hơn, song cây lâu ra quả hơn và chất lượng quả không ổn định, vì hạt là kết quả thụ phấn, mà hoa khế tuy thuộc loại lưỡng tính nhưng vẫn có thể thụ phấn chéo.
Nếu theo cách gieo hạt, nên tiến hành nhân giống bằng cách lọc lấy hạt. bỏ lớp nhầy bao quanh, rửa sạch rồi gieo luôn hoặc phơi trong bóng râm để lưu trữ. Nên gieo vào giá thể ẩm, tơi xốp vào mùa xuân, giữ ẩm cho đất 15 - 20 ngày hạt sẽ nảy mầm và bén rễ. Khi cây con được 5 - 7 lá thì đem chuyển bầu hoặc trồng xuống đất.
- Cách chăm sóc cây: không nên tưới quá nhiều trong thời kỳ đầu sẽ rất bất lợi vì cây có thể thối rễ bất cứ khi nào. Lượng nước phải vừa đủ, chỉ cần chú ý trong giai đoạn từ cây con đến khi trưởng thành, giai đoạn nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm thì tăng cường tưới, thời tiết khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều.
Bón phân cũng không cần cầu kỳ, tuy nhiên bên bón tro bếp và vôi bột để cải thiện chất lượng quả, không nên bón đạm. Và cũng nên cắt tỉa trong giai đoạn trưởng thành để cây đều tán, không nên cho nắng rọi vào thân cây. Cắt tỉa cành cây sâu bệnh, cành già, yếu để tăng cường dinh dưỡng nuôi cây, nên cắt tỉa cành trước lúc ra hoa hoặc sau khi thu hoạch quả.
- Kỹ thuật uốn bonsai: Để một cây có thiết kế đẹp, cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu.
Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thanh và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh, rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây, bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm.
Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại
- Cây mai chiếu thủy bonsai (29.11.2018)
- Cây tuyết tùng (29.11.2018)
- Cây Sam núi (29.11.2018)
- Cây Du bonsai (29.11.2018)
- Cây me bonsai (29.11.2018)
- Cây Sanh bonsai (29.11.2018)