Cách trồng và chăm sóc cây hoa ngọc trâm
Khi mùa Đông vừa bắt đầu qua đi, thời tiết trở nên thanh mát, thì không chỉ có những loài hoa như Mai, Đào mới báo hiệu rằng mùa xuân đã về, mà lúc này đây, loài hoa Ngọc trâm cũng bắt đầu nở ra, báo hiệu cho niềm hân hoan đón Xuân, mang lại không khí vui vẻ, nao nứt cho mọi người.
Hoa ngọc trâm hay còn được gọi là cây Anh thảo, có tên khoa học là Hosta plantaginea Aschers, cây thuộc họ Amaryllidaceae (họ Thủy Tiên), cây có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới của cả 2 bán cầu, đây là loài cây thích sự yên tĩnh, ổn định, nở hoa khi đêm xuống, chúng hướng về ánh trăng và khi nở cánh hoa như phát ra thứ ánh sáng rất diệu kỳ.
Đặc điểm hình thái của cây:
- Cây ngọc trâm có thân củ nhiều vảy bao bọc, và mọc cao từ 0,7 - 1m.
- Cây có lá dạng tròn, hình hoa thị, hình trứng hoặc hình trái tim, gốc hình tim màu xanh nhạt, đỉnh có mũi nhọn ngắn, mép nguyên, gân cong, cuống lá hình lòng máng.
- Cây hoa ngọc trâm mọc thành cụm, dạng tán trên 1 cuống chung mập, dài 50 - 60cm, mọc ra từ nách lá, mang 10 - 40 hoa đẹp. Hoa lớn, có màu trắng hay vàng nhạt. có cuống dài. Cánh hoa hợp thành ống ở gốc, trên chia 6 thùy thuôn nhọn. Nhị dính trên ống bao hoa, hoa nở rộ vào mùa mưa của tháng 5 - 8.
- Qủa dạng viên nang hình trụ, lúc chín thành 3 vết nứt hạt giống hàng đầu đến có cảnh.
Cách chăm sóc cây hoa ngọc trâm:
Loài cây này rất dễ trồng, thích bóng mát nhưng lại không chịu được nóng. Điều đặc biệt là cây không thích bị làm phiền, cho nên hãy trồng cây cố định trong chậu để cây có thể ra hoa hàng năm.
Đất trồng cây thường tơi xốp, độ phì và thoát nước cao.
Chế độ nước: ở giai đoạn sinh trưởng cần tưới đều, nếu không cây sẽ bị khô ở đầu.
Khi cây ở giai đoạn ra mầm, cần bón phân đạm là chủ yếu. Thời kỳ có nụ cần bón phân lân là chủ yếu,
Cây được nhân giống bằng cách tách khóm, khi mùa xuân về tiến hành từ tháng 4 - 5, mùa thu từ tháng 9 - 10, lấy những khóm giả ra khỏi chậu, dùng dao sắc cắt phần thân sát rễ gốc đem trồng.
Lưu ý nên trồng cây ngọc trâm ngoài ban công hướng Bắc để tránh ánh nắng chiếu thẳng, trực tiếp, cũng có thể gom 3 chậu sát nhau đặt nơi hành lang hoặc tiền sảnh.
Công dụng chữa bệnh của hoa ngọc trâm:
- Về chăm sóc sức khỏe: hoa ngọc trâm có thể giải độc, giảm đau, giúp giải độc sưng viêm, vì là hoa âm tính nên người ta dùng chữa bệnh cho phụ nữ rất hiệu nghiệm.
- Viêm họng nhẹ: dùng 8 - 10 lá ngọc trâm khô pha thay trà, đau họng dùng 10 - 20g hoa trộn với 3 gam đường, ngâm nửa ngày rồi uống có thể khỏi.
- Đau bụng kinh: hoa ngọc trâm 20g, đường nâu 25g, gừng 3g, nước đun nhỏ lửa uống sẽ đỡ. Ngoài ra theo nhiều tài liệu, hoa ngọc trâm phơi khô còn có thể chữa các bệnh về viêm loét phụ khoa.
Ý nghĩa của loài hoa ngọc trâm:
Tương truyên hoa chính là hóa thân củ chiếc chìa khóa mở cửa thiên đàng mà thánh Peter đã vô tình đánh rơi, vì vậy chúng được coi là loài hoa tiên cảnh, được nhiều nơi tôn sùng.
Hoa nở vào mùa xuân mang hương sắc nhẹ nhàng, biểu trưng cho sự duyên dáng, dịu dàng của thiếu nữ trẻ, thêm vào đó là sức sống mãnh liệt, nhiệt huyết của những người lứa tuổi chưa đôi mươi. Tuy nhiên một số ý kiến trái chiều cho rằng đây là loài hoa thiếu kiên nhẫn, thiếu tự tin và hay thay đổi.
Ở một số nơi thuộc nước Pháp, hoa ngọc trâm được rải trên con suối nhỏ để cô dâu trong ngày thành hôn phải nhảy qua, nếu hoa nổi thì đây là cuộc hôn nhân hạnh phúc. Ở một số vùng quê, các bà mẹ thường dùng rễ làm bột nghiền và nhét vào gối cho con trai mình, tránh sự quyến rũ của các cô gái.
Hoa ngọc trâm nở muộn khi đêm về như một tình yêu thầm lặng, chỉ dám thổ lộ cùng ánh đêm trắng chứ không rực rỡ dưới mặt trời.
Ngoài ý nghĩa về sự quyền quý và được yêu thích, hoa ngọc trâm còn được dùng làm thức ăn rất bổ dưỡng, có thể ăn sống hoặc nấu trà, củ được dùng làm bánh, chăm sóc sức khỏe, tăng khả năng sinh hoạt tình dục…
Ngày nay hoa ngọc trâm có rất nhiều màu sắc khác nhau như đỏ sậm, đỏ nhạt, đỏ chói, vàng nhạt rất được ưa chuộng trong cảnh quan.
Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại
- Hoa lài nhật (15.12.2017)
- Hoa đỗ quyên (15.12.2017)
- Bạch trinh biển (15.12.2017)
- Bạc thau tím (15.12.2017)
- Cây thiên tuế (16.12.2017)
- Thùa lá hẹp (Agao) (16.12.2017)
- Tía tô cảnh (16.12.2017)
- Cây Trà mi (16.12.2017)
- Trắc bách diệp (16.12.2017)
- Cây Trâm ổi (16.12.2017)