Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây trà mi
Cây trà mi được xem là một loài cây đắt tiền hiếm thấy, chỉ những người thuộc giới sành cây cảnh, giàu có mới có điều kiện sở hữu loài cây này.
Cây trà mi hay còn có tên gọi khác là cây hoa trà, cây trà bạch, cây trà hồng…, có tên khoa học là Camellia japoniaca, thuộc họ chè (Teaceae), cây có nguồn gốc xuất xứ từ miền Đông và miền Nam châu Á, hiện nay đã được sử dụng nhiều làm cây cảnh trang trí nội ngoại thất ở nhiều nơi trên thế giới.
Đặc điểm hình thái của cây:
- Cây trà mi giống như một cây chè, người ta nhận diện được hoa theo dạng lá và màu lá. Lá dày tròn và xanh nhạt là bạch trà.
- Có nhiều giống bạch trà như trắng, hồng trà màu đỏ, trà thum màu nâu đỏ, trà phấn màu hồng phấn.
- Cây có 2 loại là giống đơn một hoa và giống kép nhiều hoa trên một đài, người ta thường gọi nó là bát diện,
- Lại có giống nhị vàng dài, có giống nhị bị thoái hóa gọi là không tâm. giống bạch trà, trà thâm bát diện không tâm là giống quý nhất, sau giống trà cung phấn màu hồng phấn, đẹp cực kỳ và trà lựu màu đỏ rực.
- Hoa trà to, đẹp, nở rất hài hòa cân đối với nhiều hoa.
- Tràng hoa đơn, hoa có các màu đỏ sẫm, đỏ nhạt, hồng, trắng. Thời kỳ hoa nở dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, đặc biệt thích hợp với việc trang trí phòng khách, hoa chơi tết.
- Hoa trà có mùi thơm nhẹ, nở mỗi khi tết đến xuân về.
Kỹ thuật nhân giống cây hoa trà mi:
- Cắt cành hom hoa trà mi: chọn cây mẹ rất khỏe, cây càng lâu năm càng tốt, không bị sâu bệnh và cho nhiểu hoa. Chọn một cành không mang mầm, cắt cành bánh tẻ để làm hom giống, dùng kéo thật sắt để cắt hom, dài từ 5 - 7cm và trên thân có 3 - 4 mắt.
- Chuẩn bị đất giâm hom: ta có thể dùng cát sông đã loại bỏ tạp chất, loại cát này cần rửa sạch rồi đem phơi khô để diệt khuẩn và nấm bệnh, cho cát vào khay hoặc chậu có lỗ thoát nước.
- Căm hom và chăm sóc: hom sau khi cắt thì đem chúng nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ khoảng 1 - 2 giờ. Cắm hom ta phải dùng que nhỏ chọc 1 lỗ nhỏ, dùng tay kia cắm hom vào lỗ. Khoảng cách mỗi lỗ là 2 - 3 cm, sau đó dùng ngón tay ấn chặt xung quanh gốc hom, căm hom xong cần tưới nước để giữ ẩm. Thời điểm thích hợp để cắm hom là vụ đông xuân và vụ hè thu.
Cách trồng cây hoa trà mi
- Phương pháp nhân giống: bằng cách chiết cành
- Đất trồng: đất trồng cây trà mi phải là loại đất pha thịt, có độ chua, có nhiều mùn, không bết và phải thật kháng nước. Loại đất này nếu trồng trong chậu trong khoảng 4 - 5 năm, các cục đất xốp trong chậu vẫn không tan, không hề bết vào sau, sau trận mưa rào hoặc tưới nước bao nhiêu lần thì nước vẫn thoát ra rất tốt, đồng thời giữ lại độ ẩm rất cao. Đất trồng cây hoa trà mi tốt nhất chúng ta nên dùng đất bùn ao nuôi cá ở những vùng trồng được chè, đưa lên phơi khô và xếp ải càng lâu càng tốt.
- Lượng nước: cây trà mi rất cần nước nhưng lại không chịu được úng
Cách chăm sóc cây trà mi:
- Khi trồng cây xong, chúng ta cần có chế độ nước tưới phù hợp, tranh bị ngập úng để cây bị chết.
- Vì cây trà mi là cây ưa nơi thoáng gió, nhưng cũng cần chú ý phòng gió lùa quá mạnh cho cây.
- Hoa của cây trà mi thích nửa âm nửa dương, ưa khí hậu ẩm nên không được phơi chúng dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu. Chúng ta có thể tạo một bóng mát riêng cho cây, nhất là thời gian buổi trưa và buổi chiều. Hoa có thể nở ở nhiệt độ từ 5 - 10 độ C.
- Hoa cây trà mi chịu rét rất tốt, nhưng với nhiệt độ khô hanh cần chú ý tới độ ẩm cho cây, tránh rụng, khô lá và hoa.
- Thường xuyên dùng vòi nước rửa sạch 2 mặt lá cho cây để giữ cho lá trà luôn sạch sẽ, nếu quá bẩn có thể cây sẽ bị các loại rệp tấn công.
- Đối với cây trà bị rệp, sâu bệnh hay các loại nhện phá hoại cần hòa loãng thuốc trừ sâu loại nhẹ để phun cho cây.
- Bón phân định kỳ với một lượng nhỏ, có thể pha thật loãng để tưới xung quanh gốc cây, tránh tưới trực tiếp hoặc quá đặc, cây dễ bị sót và chết.
Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại