Cây Trầu Bà | Cách trồng cây trầu bà

Cây Trầu Bà | Cách trồng cây trầu bà

Cây Trầu Bà | Cách trồng cây trầu bà

Hotline: 093 630 3179 - 093 630 3179 - 093 630 3179

Cây trầu bà

Thông tin của cây:

- Tên thông thường: trầu bà, sắn dây hoàng kim, thạch cam tử, hoàng tâm diệp

- Tên khoa học: Epipremnum aureum

- Họ thực vật: Araceae

- Gía tham khảo: 35.000đ

Cây trầu bà là loại cây cảnh quen với mọi người, có nhiều lợi ích và ưu điểm nổi bật, được lựa chọn để trang trí nhà ở, văn phòng hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loài cây trầu bà qua bài viết sau đây của chúng tôi.

Cây trầu bà và những đặc điểm cần biết

1.     Nguồn gốc cây trầu bà

Cây trầu bà hay còn gọi là cây sắn dây Hoàng Kim, Thạch Cam Tử, Hoàng Tâm Diệp, tên khoa học là Epipremnum aureum, thuộc họ thực vật Araceae.

Cây trầu bà có nguồn gốc từ đảo Salomon bên bờ Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, câu trầu bà phân bố rộng rãi ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đây là cây cảnh quen thuộc được nhiều người yêu thích và lựa chọn.

2.     Đặc điểm hình thái cây trầu bà

Cây trầu bà là cây thân thảo leo, tròn, mập, trên thân có rễ móc, chiều cao có thể đạt đến 4m. Cây xanh quanh năm và có tuổi thọ cao, khả năng sinh trưởng tốt, bền bỉ.

Lá cây trầu bà là loại lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh, đầy đặn. Lá dày, bóng, mặt dưới thường nhạt hơn mặt trên, có màu xanh đậm, có loại có những đốm vàng nằm rải rác trên phiến lá. Với cây con có lá hình trái tim dài 3 đến 4 inch. Thân lá mềm mại nên thích hợp để trồng chậu treo để cho buông rủ lá xuống rất đẹp mắt.

Không chỉ lá đẹp, hoa cây trầu bà cũng rất đặc biệt. Hoa trầu bà mọc thành chùm có màu xanh hòa lẫn sắc lá. Chùm hoa dạng mo, cuống ngắn, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo.

3.     Lợi ích khi trồng cây trầu bà

Cây trầu bà là cây xanh phổ biến của vườn nhà, sân vườn, văn phòng hay trang trí nội thất được nhiều người lựa chọn. Không chỉ với vai trò là một cây xanh đơn thuần mà hơn thế, trầu bà mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với cuộc sống con người.

-      Lợi ích với không gian:

+ Trang trí trong nhà (cửa kính, cửa sổ, giá sách, kệ tủ, giá để hồ sơ, quầy thu ngân, giếng trời…), trường học, cơ quan, văn phòng mang đến không gian trong lành, tăng hiệu quả công việc, điều hòa mắt.

+ Chậu cây trầu bà treo ở hiên nhà, trên ban công tạo vẻ đẹp đầy sức sống nhưng không kém phần mềm mại, uyển chuyển cho ngôi nhà. Có thể phối hợp với các cây hoa để tạo thành một chậu treo có hình khối, chiều sâu và rực rỡ.

+ Các bồn cây trầu bà to, leo bám mạng lại vẻ đẹp tự nhiên, duyên dáng.

-      Lợi ích đối với sức khỏe

+ Hút các chất độc, khí độc thải từ khói thuốc, xăng xe, bức xạ các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, các khí benzene…) và hấp thụ các khí độc một cách hiệu quả, tạo ra môi trường trong lành, thư giãn.

+ Cây trầu bà làm thuốc chữa bệnh thận cho con người bởi tính an toàn mà cây đem lại.

+ Màu xanh của cây có tác dụng làm tăng khả năng ghi nhớ của con người đến 20%.

+ Chống bức xạ có hại cho mặt và mắt của những vật dụng điện tử trong không gian đó, màu xanh của cây giúp làm dịu mắt, tốt cho những ai là nhân viên văn phòng, người làm việc với máy tính trong thời gian dài và liên tục.

+ Hấp thu hiệu quả khí độc fomaldehyde lên đến 75%, các khí độc gây bởi hiệu ứng nhà kính, đem đến cảm giác thoải mái, thư thái.

-      Lợi ích trong phong thủy:

+ Cây trầu bà phong thủy sẽ mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng, may mắn cho gia chủ, giúp cuộc sống gia đình tránh được nhiều vận xui, điều thị phi trong cuộc sống.

+ Cây trầu bà có khả năng giải tỏa sát khí, thúc đẩy sao thi cử, nên các chậu trầu bà được dùng làm quà tặng sĩ tử vô cùng ý nghĩa.

+ Cây trầu bà làm sạch không khí bị ô nhiễm, giúp lọc không khí và tăng lượng oxy, mang lại năng lượng tích cực trong cuộc sống, mang lại may mắn cho gia chủ.

+ Cây thích hợp cho những người quản lý, lãnh đạo, góp phần thể hiện ý chí không ngừng vươn lên đỉnh cao.

+ Thân hình cây leo chắc chắn, cây trầu bà đại diện cho một ý chí mạnh mẽ.

+ Cây thích hợp với người tuổi Ngọ, sẽ mang đến những vận may cho họ trong việc kinh doanh, làm ăn.

+ Cây còn tượng trưng cho sự giàu nên khi tặng cây trầu bà sẽ hy vọng người nhận được nhiều tiền hơn hoặc trở nên giàu có hơn.

Với mong muốn đem đến cho người nhận sự sung túc, hôn nhân viên mãn, sống lâu trăm tuổi, cây trầu bà có thể dùng làm quà tặng cho gia đình, bạn bè, đối tác… nhân dịp tân gia, lễ tết, khai trương...

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây trầu bà

Cây trầu bà được nhân bằng cách cắt cành sau đó giâm xuống đất hoặc nước. Nên chọn cành mập và khỏe. Cách chăm sóc cây trầu bà để cho cây phát triển tốt, bạn cần chuẩn bị:

1.     Đất trồng:

Đất xốp, thoáng khí nhưng giữ được ẩm, nên trộn nhiều xơ dừa, tro, than củi, phân chuồng hoai mục để tăng dinh dưỡng cho đất.

Đất trồng trầu bà chậu treo nên sử dụng 30% đất thịt sạch + 30% xỉ than/ sỏi nhẹ + 30% trấu hun, xơ dừa đã xử lý + 10% phân hữu cơ, trùn quế hoặc NPK.

2.     Ánh sáng, nhiệt độ:

Cây trầu bà ưa bóng râm, nắng nhẹ vào buổi sáng và chiều muộn, nếu trong phòng thì có thể là ánh sáng từ bóng đèn huỳnh quang thì cây có thể phát triển được.

Nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất cho cây là 15 độ C-30 độ C. Cây không chịu được lạnh, cần nhiệt độ phải đảm bảo trên 8 độ C.

3.     Nguồn nước:

+ Đối với cách trồng thủy sinh: Để 1/3 thân cây ngập trong nước, khi nước cạn sẽ thêm nước, khi nước đục thì thay nước, loại bỏ rễ, tỉa bớt rễ nếu mọc nhiều hoặc cho sang bình thủy lớn hơn.

+ Đối với trồng cây trầu bà trên đất thì nên tưới nước 1 lần/ngày vào buổi sáng hoặc chiều muộn. Cây để trong nhà thì tưới 2 lần/tuần.

4.     Phân bón:

Cây trầu bà ít cần sử dụng phân bón nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Để cây xanh tươi hơn thì có thể hòa tan một số loại phân bón lá rồi tưới cho cây.

Khi cây con đến trưởng thành bón đạm để cây lớn nhanh, muốn cây giữ dáng thì hạn chế bón đạm.

5.     Phòng trừ sâu bệnh:

Cây trầu bà có thể mắc một số bệnh như ve, rệp, thối rễ… nên có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc BVTV thông thường. Nên thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, thay nước để phòng trừ sâu bệnh cho cây.

6.     Vị trí đặt cây, chậu cây trầu bà:

+ Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng râm mát, cường độ ánh sáng trung bình.

+ Nên trưng ở ban công, cửa sổ, cửa kính, sảnh rộng, thoáng.

+ Làm mái che nếu cây trồng ngoài trời, có ánh nắng gay gắt.

+ Không đặt chậu cây trầu bà ở sát cửa kính hoặc nơi có ánh nắng gắt chiếu vào. Chỉ mang cây ra phơi nắng 1 lần vào sáng sớm trong thời gian khoảng 15-30 phút.

Cách chăm sóc cây trầu bà rất đơn giản vì nó có thể sống và sinh trưởng tốt trong cả môi trường nước và môi trường đất. Cây ít sâu bệnh hại, phát triển tốt, không mất nhiều thời gian và công sức nên bạn dễ dàng sở hữu cho mình những cây trầu bà ưng ý.

Với những lợi ích mang lại, cây trầu bà sẽ mang đến cho không gian của bạn một nét riêng đặc biệt. Vừa sang trọng quyền uy, vừa mềm mại dịu dàng. Hơn nữa, cây trầu bà còn là bài thuốc dân gian quý hiếm, tốt cho sức khỏe con người.

 

 

LIÊN HỆ TƯ VẤN
093 630 3179 - 093 630 3179 - 093 630 3179
canhquanphuongtrung@gmail.com

Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại

Chia sẻ:
Sản phẩm khác
Copyrights © 2017-2021 CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG. CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG toàn quyền.
093 630 3179