Cây Hoa Sam | Tất Tần Tật Về Cây Rau Sam Chữa Bệnh
Thông tin về cây:
- Tên thông thường: cây hoa sam, rau sam, sam nhật, mười giờ cánh to
- Tên khoa học: Portulaca oleracca L
- Họ thực vật: Portulacaceae (rau sam)
- Giá tham khảo: 15.000đ
Cây hoa sam là loài cây dân dã, được trồng phổ biến tại Việt Nam. Không chỉ là thứ rau giản dị có mặt trong bữa ăn của con người, một vị thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh thông thường và mạn tính, cây rau sam còn dùng làm nền, thảm cho cảnh quan sân vườn, công viên, làm viền dọc lối đi ở nhà hàng, khách sạn,…
Cây rau sam là rau gì?
Cây rau sam có tên khoa học là Portulaca oleracea, thân mọng nước, thuộc họ Rau sam (Portulacaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Đông, hiện được trồng phổ biến tại Việt Nam. Đây là loại cây quen thuộc, và chắc hẳn khi nhắc đến tên rau sam thì mỗi chúng ta đều có những hình dung nhất định về loại cây này.
Cây rau sam là loại cây sống 1 năm, có chiều cao khoảng 40cm, thân bò sát mặt đất, màu hơi đỏ, trơn nhẵn với các lá mọc đối thành các cụm tại các đốt hay đầu ngọn.
Hoa cây rau sam màu vàng, có 5 phần, đường kín khoảng 0.6cm. Hoa xuất hiện vào cuối mùa xuân, kéo dài đến mùa thu. Hoa mọc đơn tại tâm của cụm lá, sống được vài giờ vào buổi sáng có nhiều nắng.
Lá rau sam có mặt bóng, láng, phiến lá dài, không có phiến lá. Quả được bọc trong các quả nhỏ hình cậu. Khi đạt đến độ chín, hạt mở ra, đen bóng.
Rễ rau sam gồm các rễ thứ cấp dạng sợi chịu được các loại đất sét rắn, đất nghèo dinh dưỡng, có khả năng chịu hạn tốt.
Các loại cây rau sam phổ biến hiện nay:
- Rau sam xanh (green Purslane): Có đặc điểm mọc thẳng đứng.
- Rau sam vàng (golden Purslane): Có lá màu vàng nhạt.
- Rau sam vàng lá to.
Trồng và chăm sóc cây rau sam đơn giản
1. Đặc điểm sinh trưởng của cây rau sam
Cây rau sam có thể sống và sinh trưởng tốt ở các điều kiện môi trường sống khác nhau, khả năng chịu hạn tốt, nên được trồng phổ biến ở các địa phương nước ta. Ở các vùng nông thôn, hình ảnh cây rau sam xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của con người hoặc động vật, có thể dùng làm các bài thuốc.
2. Trồng và chăm sóc cây rau sam
- Cách trồng:
Bước 1: Chuẩn bi dụng cụ trồng rau và đất trồng rau:
Dụng cụ trồng rau gồm một mảnh đất có sẵn hoặc thùng xốp, chậu cây cảnh, bao xi măng…
Đất trồng rau tốt nhất là loại đất hữu cơ, ẩm, có ít ánh sáng.
Bước 2: Chọn giống
Với 3 loại cây rau sam như đã trình bày ở trên, bạn có thể lựa chọn loại rau mà mình muốn trồng. Nên chọn giống tốt, chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Bước 3: Trồng rau sam
Có 2 phương pháp để bạn trồng là trồng bằng hạt hoặc bằng hom cây.
Trồng bằng hạt: Khi có hạt giống tốt, bạn ngâm nước ấm 4-6 tiếng trước khi trồng, vớt ra để ráo rồi gieo hạt trên đất trồng đã chuẩn bị sẵn. Tưới nước để hạt giống sớm nảy mầm.
Trồng bằng hom: Lấy giống từ cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh được chọn sẵn từ gốc tới phần bánh tẻ đoạn khoảng 10-20cm, rồi đem giâm vào đất. Thường xuyên tưới nước để đoạn giâm nhanh bén rễ. Sauk hi cây bén rễ thì đem trồng vào luống đất đã chuẩn bị.
- Chăm sóc rau sam:
+ Bón lót định kỹ bằng phân hữu cơ
+ Thường xuyên tưới nước tăng độ ẩm cho đất, giúp cây phát triển.
Tác dụng chữa bệnh của cây rau sam
Rau sam chưa nhiều thành tố quan trọng có ích cho sức khỏe con người như carbohydrate, protid, chất béo, tro, vitamin C, omega 3, ureaza, sắt, caroten, canxi… Những tính năng quan trọng giúp cây rau sam chữa bệnh:
- Tính hàn nên có khả năng thanh nhiệt trị
- Tính kháng sinh tự nhiên nên có khả năng sát trùng, chữa trị mẩn ngứa…
- Tính tiêu thũng nên có tác dụng điều trị các chứng mụn nhọt
Tác dụng của rau sam là làm co nhỏ mạch máu; làm ức chế sự phát dục của vi trùng lỵ hình y… Từ đó, con người đã có những nghiên cứu chế ra nhiều bài thuốc tốt từ cây rau sam để chữa bệnh rất hiệu quả.
Có thể liệt kê ra những bệnh mà cây rau sam có thể hỗ trợ chữa trị như:
Trị bệnh kiết lỵ ; Trị bạch đới ở phụ nữ; Ngộ độc thuốc; Phụ nữ hậu sản ra huyết; Trị bỏng; Tẩy giun; Trị mụn nhọt, môi miệng lở loét; Đau răng, hôi miệng; Thông tiểu; Trị nấm tóc, nấm chân tay; Chữa bệnh ho gà; Ho ra máu; Trị bệnh trĩ; Trị viêm âm đạo, khí hư; Trị đái rắt, đái buốt; Chữa K thực quản; Chữa K đại tràng; Trị K trực tràng; Chữa bạch cầu cấp; Chống cảm nắng, say nắng; Chữa lành vết thương; Diệt khuẩn; Ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da; Kích thích tử cung co thắt; Chữa bệnh tiểu đường; Hỗ trợ bệnh nhân Goute; Tốt cho tim mạch; Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể; Trị trướng bụng; Trị tiểu rát, tiểu máu…
Mỗi bài thuốc với những cách chế biến khác nhau từ cây rau sam sẽ cho bạn một bài thuốc dân gian hiệu quả để trị bệnh. Cách chế thuốc đơn giản, có khi chỉ là một lý nước ép từ cây rau sam, một chén canh rau sam,… mà ai cũng có thể thực hiện được, giúp phát huy công dụng của rau sam trong đời sống con người.
Hiện nay tại các đô thị, ta còn bắt gặp cây rau sam tại các cảnh quan thi công như làm viền dọc các lối đi, trồng trong các cụm cây cảnh sân vườn, trồng phủ kín các gốc cây che bóng mát…góp phần tô điểm cho không gian bằng gam màu hơi đỏ, giúp không gian trở nên ấm áp hơn.
Nhờ khả năng sinh trưởng tốt, dễ trồng và chăm sóc, độ che phủ lớn, tiết kiệm chi phí và nhân công nên cây rau sam được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để góp phần tạo ra không gian xanh, gần gũi, thân thiện với hoạt động sống, lao động và học tập của con người.
Biết được đặc điểm sinh trưởng của cây giúp bạn dễ dàng trồng và chăm sóc cây rau sam tại nhà sạch, an toàn thực phẩm.
Truy cập www.baoduongcayxanh.vn của Công ty TNHH Phương Trung để biết thêm nhiều thông tin về loài cây rau sam cũng như nhiều loại cây cỏ sân vườn khác nhé!
Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại
- Cây Lẻ bạn (16.12.2017)
- Lá trắng (16.12.2017)
- Lá màu (lá gấm) (16.12.2017)
- Huỳnh Anh (16.12.2017)
- Hoa mười giờ (16.12.2017)
- Dền lửa (16.12.2017)
- Cẩm tú mai (16.12.2017)
- Ác ó (16.12.2017)