Cây hồng lộc | Cây công trình tạo hình đẹp
Thông tin của cây:
- Tên thông thường: cây hồng lộc
- Tên khoa học: Syzygium oleinun
- Họ thực vật: Myrtaceae (họ Sim)
- Nguồn gốc xuất xứ: các nước châu Á nhiệt đới.
- Giá tham khảo: 650.000đ
Cây Hồng lộc được xem là loài cây mang ý nghĩa cầu mong sự may mắn và tài lộc của người tặng đến với gia chủ hoặc người thân cận. Chúng thường được trồng tạo cảnh quan ở xung quanh các tòa nhà, các khu công nghiệp, nhà máy hoặc công viên, đường phố, giải phân cách…
Vậy để trồng hồng lộc sao cho có thể tạo hình đẹp, xanh tốt, chúng ta hãy đến với bài viết sau đây.
Cây Hồng lộc có tên khoa học là Syzygium oleinun, thuộc họ Myrtaceae có nguồn gốc từ các nước châu Á nhiệt đới.
Đặc điểm hình thái của cây:
- Đây là một dạng cây bụi, cao khoảng từ 0.7 - 4m, phân nhiều cành nhánh.
- Tán lá hồng lộc to và dày, mọc chếch lên trên tạo hình bầu dục hoặc hình trứng, hình tháp.
- Lá hồng lộc có màu sắc rực rỡ, nổi bật. Lá bánh tẻ chuyển màu đỏ, hồng, vàng. Khi lá về già chuyển sang màu xanh bóng. Chu kì thay lá của cây hồng lộc kéo dài khoảng 3 tháng.
- Lá có hình bầu dục, dài khoảng 5 - 6 cm, đầu lá nhọn, gần như không có cuống, lá mọc đối, nhẵn, viền không có răng cưa.
- Hoa hồng lộc có màu trắng, xòe ra trông hơi giống hoa mận. Khi nở chúng thường nở đồng loạt nên khá đẹp và có hương thơm dịu nhẹ khá dễ chịu.
- Qủa hồng lộc nhỏ, mọng, mọc trên cuống dài, khi chín có màu đen trông khá giống với quả sim.
Đặc điểm sinh trưởng của cây:
Cây hồng lộc sinh trưởng và phát triển nhanh do có bộ lá thuộc dạng lá kim nhỏ và mọc thành bụi nên cây có khả năng chịu nắng và khô hạn khá tốt.
Cách trồng và chăm sóc cây hồng lộc:
- Độ ẩm và ánh sáng: Đây là cây ưa ẩm và thông thoáng, ưa trồng ở những nơi có ánh sáng đầy đủ thì cây sẽ phát triển tốt. Ánh sáng càng nhiều thì cây càng non và càng đỏ
- Thời vụ trồng: Hiện nay có thể trồng quanh năm, chỉ cần bạn có thể chủ động phần nước tưới, đất trồng loại cây này là đất thịt giàu dinh dưỡng, đất thịt pha cát và có thể trồng được trên đất sỏi đá.
- Kỹ thuật trồng:
Về cơ bản, ta có thể trồng bằng cách nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên phương pháp trồng từ hạt rất ít khi được sử dụng vì nó là một phương pháp mang tính rủi ro khá cao do hạt không chịu nảy mầm.
Cách giâm cành hồng lộc:
+ Nên giâm cành vào mùa xuân, chọn cành có dạng bánh tẻ, cắt ngọn, và cắt bớt lá đi. Mỗi cây chỉ để lại khoảng ½ lượng lá. Để cành dài khoảng 2 gang tay có nhiều mắt thì tốt.
+ Giâm cành nên chú ý để cành nghiêng khoảng 60 độ, giâm ngập ⅔ cành, nổi trên mặt đất chỉ khoảng ⅓.
+ Đào hố trồng, chuẩn bị đất tơi xốp, mịn, trộn nhiều phân xanh đã hoai mục, đổ đất vào hốc trồng. Đặt cành cần giâm vào đất, vùi lên rồi tưới nước cho thật đẫm. Các ngày sau đó chú ý giữ đất ẩm và không khí mát. Sau đó cây mọc rễ, đâm chồi nảy lộc vươn lên như cây mọc hạt tự nhiên.
- Cách chăm sóc cây:
+ Chú ý giữ ẩm cho đất và giữ cho nơi trồng luôn thoáng đãng sạch sẽ, cây sẽ phát triển mạnh và khỏe. Hằng ngày tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây.
+ Định kỳ thăm và chăm cây để cây phát triển, loại trừ sâu bệnh.
+ Bón phân định kỳ hàng tháng, tưới nước bổ sung cho cây.
+ Cách 2 - 3 năm trồng lại, thay đất mới cho cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ dinh dưỡng và ra hoa đúng mùa.
Cây hồng lộc thường được cắt tỉa tạo dáng sao cho thật đẹp và thẫm mỹ, nếu quý khách cho nhu cầu, xin hãy liên hệ với công ty chúng tôi qua Hotline: 0974.222.759 (Ms. Phương)
Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại
- Móng tay(bóng nước) (16.12.2017)
- Cây Môn đốm (16.12.2017)
- Cây Chuối Mỏ Két (16.12.2017)
- Mắt nhung (mắt nai) (16.12.2017)
- Mai địa thảo (16.12.2017)
- Mai chiếu thủy (16.12.2017)
- Đỗ quyên Langbiang (15.12.2017)
- Dền lửa (15.12.2017)
- Đại tướng quân (15.12.2017)
- Dạ lý hương (15.12.2017)