Những điều chưa biết về cây móng tay
Thông tin về cây:
- Tên thông thường: cây lá móng, thuốc mọi lá lựu, chỉ giáp hoa, phương tiên hoa, tán mạt hoa, khau thiên,..
- Tên khoa học: Lawsonia inermis
- Họ thực vật: Balsaminaceae
- Nguồn gốc xuất xứ: vùng Bắc Mỹ, Tây Nam Á,...
- Gía tham khảo: 15.000đ
Trong bất cứ môi trường nào, dù là gia đình hay văn phòng làm việc, thì loài hoa móng tay cũng được ưa chuộng bởi vẻ đẹp vốn có của nó. Ngoài ra cây còn được dùng với công dụng chữa bệnh trong các đơn thuốc nam y, đông y. Loại cây này lại rất dễ trồng và chăm sóc, giá thành lại rất rẻ, nên được sử dụng rất phổ biến.
Đặc điểm hình thái của cây:
- Đây là cây bụi có kích thước trung bình, có thân nhỏ, đường kính khoảng 3cm, cao từ 50 - 100cm, da nhẵn.
- Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá đơn nhỏ, hình trứng bầu dục nhưng đầu, cuống hơi dẹp, lá dài từ 3 - 7cm, rộng 2 - 4cm.
- Cụm hoa móng tay có chùy mọc ở đầu cành, gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng, đỏ hay vàng, thơm. Hoa thường nở vào tháng 6 đến tháng 10.
- Qủa thuộc dạng quả nang, hình cầu to bằng quả hạt tiêu, không nứt, phía cuống có đài bao bọc, có 4 cạnh dọc, 4 ngăn, trong chứa nhiều hạt nhỏ, có cạnh góc, vỏ hạt dài, rất dày, phía dưới xốp.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây móng tay:
Cây thường được trồng bằng cách gieo hạt. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước âm 50 - 60 độ C, khoảng 4 - 5 giờ, sau đó mới vớt hạt ra ngoài tiến hành gieo trồng.
Bỏ đất vào chậu, rải hạt trực tiếp lên bề mặt, tiếp đó rải tiếp 1 lớp đất mỏng phía trên và dùng bình phun sương tưới nước, tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm.
Nên nhớ phải đặt cây trong chỗ mát.
Sau nửa tháng thì hạt nảy mầm và phát triển thành cây con, tưới nước hằng ngày vào mỗi buổi sáng, tuy nhiên không được để cây bị úng, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Hoa móng tay thường bị nấm mốc tấn công, vì vậy trước khi gieo trồng nên vệ sinh đất hoặc lựa chọn đất sạch, như vậy sẽ tốt cho hoa móng tay phát triển.
Sau 70 ngày thì cây ra hoa, khi tàn hạt sẽ phân tán nhiều nơi.
Công dụng của cây lá móng tay:
Hoa móng tay còn có công dụng chữa bệnh, hạt có vị hơi đắng, tính ôn hơi độc, tác dụng vào hai can và tỳ có tác dụng giáng khí hành ứ, thường được dùng chữa bế tắc kinh nguyệt, đẻ khó, nấc cục nghẹn, hóc xương.
Tác dụng nhuộm màu: ở trạng thái tưới, lá móng tay có chứa các heterosid khi thủy phân bởi men, cho chất lawsone với hàm lượng khoảng 1 %. Chất này kết tinh hình kim màu đỏ cam, ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng. Khi liên kết với các protein trong tế bài da hoặc tóc sẽ cho ra màu nâu đỏ. Nhờ tính chất này mà lá móng tay được sử dụng rộng rãi trong việc làm thuốc nhuộm tự nhiên.
Tại một số nước, người ta dùng vỏ thân cây làm thuốc chữa gan, bệnh tủy sống lưng, chữa tê bại nhức mỏi.
Người dân Campuchia dùng cây móng tay để làm thuốc lợi niệu, chữa ho, viêm khí quản.
Mọi thông tin về cây lá móng, quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG
Hotline: 0974.222.759 (Ms. Phương)
Địa chỉ: 249/20/6 Nguyễn Văn Tăng, KP. Gò Công, P. Long Thạnh Mỹ, Q9, TP.HCM
Email: canhquanphuongtrung@gmail.com
Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại
- Cây trạng nguyên (16.12.2017)
- Trinh nữ hoàng cung (16.12.2017)
- Cây Trúc đào (16.12.2017)
- Tuyết sơn phi hồng (16.12.2017)
- Phước lộc thọ (16.12.2017)
- Cây phi lao (16.12.2017)
- Nhung hoa (16.12.2017)
- Nha đam (16.12.2017)
- Cây Ngâu (16.12.2017)
- Cây Ngà voi (16.12.2017)